• Bổ sung quy định thu thập thông tin sinh trắc học trong Luật Căn cước năm 2023
  • Thời gian đăng: 05/05/2024 08:28:19 PM
  • (1) Vì sao phải thu thập thông tin sinh trắc học vào Cơ sở dữ liệu căn cước?

    Việc thu nhận thông tin về mống mắt giúp nhanh chóng cung cấp thông tin để xác thực cá nhân với độ chính xác cao qua các thiết bị không yêu cầu tiếp xúc vật lý. Nhận dạng mống mắt được sử dụng như một trong những phương pháp thu thập dữ liệu sinh trắc học cần thiết để cấp số định danh cá nhân là duy nhất. Có thể xác thực chính xác và nhanh chóng ngay cả khi không có căn cước. Việc sử dụng kết hợp với dữ liệu sinh trắc học bổ sung lẫn nhau, chẳng hạn như vân tay, ảnh khuôn mặt, cho phép xác thực cá nhân một cách chính xác, chống lại hành vi mạo danh. Như vậy, việc thu nhận thông tin về mống mắt giúp việc xác thực cá nhân bảo đảm tính chính xác cao, dễ dàng trong việc thực hiện, triển khai các ứng dụng để phục vụ công tác quản lý, phòng chống tội phạm và phát triển kinh tế số, công dân số.

    Bên cạnh đó, khi có thêm những thông tin về dữ liệu sinh trắc (ADN và giọng nói) sẽ phục vụ tốt hơn cho công tác quản lý, truy nguyên, nhận dạng, góp phần hỗ trợ đắc lực cho công tác quản lý nhà nước, quản lý dân cư, phòng chống tội phạm và phát triển kinh tế số, xã hội số, công dân số. Vấn đề bảo mật, an toàn thông tin đều được triển khai, thực hiện dựa trên các tiêu chuẩn, quy chuẩn quốc tế ở mức bảo mật, mã hóa cao nhất nên người dân hoàn toàn có thể yên tâm về vấn đề không bị lộ, lọt dữ liệu.

    (2) Những thông tin sinh trắc học nào bắt buộc phải thu thập?

    - Về thông tin sinh trắc học ảnh khuôn mặt, vân tay, mống mắt:

    Điểm b khoản 1 Điều 23 Luật Căn cước quy định người tiếp nhận thu nhận thông tin nhân dạng và thông tin sinh trắc học gồm ảnh khuôn mặt, vân tay, mống mắt của người cần cấp thẻ căn cước.

    Như vậy việc thu nhận thông tin sinh trắc học sẽ được cơ quan quản lý căn cước tiến hành thu thập khi công dân làm thủ tục đề nghị cấp thẻ căn cước.

    - Về thông tin sinh trắc học ADN, giọng nói:

    Điểm d khoản 1 Điều 16 Luật Căn cước quy định thông tin sinh trắc học về ADN và giọng nói được thu thập khi người dân tự nguyện cung cấp hoặc cơ quan tiến hành tố tụng hình sự, cơ quan quản lý người bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính trong quá trình giải quyết vụ việc theo chức năng, nhiệm vụ có thực hiện trưng cầu giám định hoặc thu thập được thông tin sinh trắc học về ADN, giọng nói của người dân thì chia sẻ cho cơ quan quản lý căn cước để cập nhật, điều chỉnh vào Cơ sở dữ liệu căn cước.

    Như vậy, cơ quan quản lý căn cước sẽ không tiến hành việc thu nhận thông tin sinh trắc học về AND, giọng nói trong quá trình thu nhận hồ sơ cấp thẻ căn cước. Việc thu thập, cập nhật, điều chỉnh thông tin sinh trắc học về AND, giọng nói vào Cơ sở dữ liệu căn cước được thực hiện thông qua việc các cơ quan có chức năng kết nối, chia sẻ thông tin cho cơ quan quản lý căn cước.

  • Tác giả: Nguyễn Nam
  • Các tin bài khác:
  • Công tác phòng chống, đấu tranh chống tôi phạm ma túy trên địa bàn huyện Điện Biên
    Hội phụ nữ huyện Điện Biên học tập và làm theo lời Bác
    Trại giam Nà Tấu trao tặng nhà văn hóa cho bản Hua Rốm xã Nà Tấu huyện Điện Biên
    Huyện Điện Biên tăng cường tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật cho người dân
    Đẩy mạnh công tác cải cách hành chính huyện Điện Biên
    Kết quả chấm điểm chỉ số cải cách hành chính huyện Điện Biên năm 2017
    Công tác cải cách thủ tục hành chính trên địa bàn huyện Điện Biên
    Giao lưu văn nghệ thực hiện nhiệm vụ hành quân dã ngoại năm 2018 của Tiểu đoàn 1 và Đội đặc nhiệm 1 Trung đoàn cảng sát cơ động Tây bắc
    Hội nghị quán triệt, triển khai thực hiện các văn bản của Trung ương về công tác dân vận và công tác lý luận của Đảng
    Tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ công tác Văn phòng cấp ủy
    351-360 of 1907<  ...  31  32  33  34  35  36  37  38  39  40  ...  >
  • Bản đồ hành chính
  • Liên kết Website
  • Chọn liên kết:
  • Thống kê truy cập
  • Tổng truy cập: