|
Trước kia, Núa Ngam là một trong các xã đặc biệt khó khăn của huyện Điện Biên; có diện tích tự nhiên 48,52 km2, gồm 12 thôn bản với 860 hộ, 3.735 nhân khẩu, 5 dân tộc anh em sinh sống. Kinh tế chủ yếu là sản xuất nông, lâm nghiệp nhỏ lẻ. tỷ lệ hộ nghèo, cận nghèo cao, trình độ dân trí không đồng đều…Trong những năm gần đây được sự quan tâm hộ trợ đầu tư của Trung ương, tỉnh, huyện, đã có nhiều chính sách ưu đãi cho hộ nghèo, cận nghèo, hộ đồng bào dân tộc thiểu số, vùng khó khăn, đầu tư cho hệ thống cơ sở hạ tầng, đặc biệt là các chương trình tín dụng chính sách với lãi suất ưu đãi để phát triển kinh tế hộ gia đình, đã giúp cho đời sống của Nhân dân trên địa bàn xã từng bước được nâng lên, nhiều hộ gia đình đã biết tận dụng vốn vay để phát triển kinh tế, trồng rừng, làm trang trại kết hợp chăn nuôi nên đã có nhiều hộ thoát được nghèo vươn lên làm giàu chính đáng, góp phần không nhỏ vào kết quả giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới của địa phương.
Ảnh: Mô hình chăn nuôi bò của gia đình ông Vì Văn Khún - bản Na Sang II - xã Núa Ngam - huyện Điện Biên được hình thành từ vốn vay NHCSXH.
Ông Cao Đăng Nghị Phó bí thư Đảng ủy – Chủ tịch UBND xã Núa Ngam cho biết: Nguồn vốn tín dụng chính sách từ NHCSXH huyện Điện Biên triển khai trên địa bàn xã thời gian qua có ý nghĩa xã hội rất to lớn, nó không chỉ là nền tảng để các hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác trong xã có điều kiện tiếp cận nguồn vốn vay ưu đãi mà nó thực sự trở thành nguồn lực “tiếp sức” cho rất nhiều hộ nghèovà các đối tượng chính sách khác có điều kiện phát triển kinh tế, xây dựng cuộc sống ổn định,vươn lên thoát nghèo bền vững, góp phầnquan trọng trong công tác xóa đói, giảm nghèo, xây dựng nông thôn ở địa phương. Nếu như cuối năm 2015, toàn xã có tới 398 hộ nghèo, chiếm 50,19% thì đến cuối năm 2020 đã giảm xuống còn 97 hộ, chiếm tỷ lệ 11,34 (giảm được 301 hộ, bằng 38,85%); thu nhập bình quân đầu người toàn xã cũng tăng từ 20 triệu đồng (năm 2015) lên 30 triệu đồng (năm 2020).
Xác định vốn tín dụng chính sách là công cụ hữu hiệu cho cấp ủy chính quyền địa phương trong việc thực hiện mục phát triển kinh tế, xóa đói, giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới cải thiện và nâng cao thu nhập cho người dân. Những năm qua cấp ủy đảng, chính quyền xã Núa Ngam đã lỗ lực, cố gắng quyết liệt trong việc triển khai các Chính sách tín dụng, từ đó đã thu được những kết quả to lớn về nhiều mặt. Hiện tại, xã đang thực hiện 6 chương trình tín dụng chính sách với dư nợ toàn xã đạt 25,4 tỷ đồng, với 551 khách hàng còn dư nợ thông qua 4 tổ chức chính trị - xã hội, tại 15 tổ TK&VV,dư nợ bình quân là 46 triệu đồng/ hộ. Vốn tín dụng chính sách đã tiếp cận được hầu hết bà con Nhân dân trên địa bàn xã, qua đó đã giúp trên 500 lượt hộ nghèo và các đối tượng chính sách có vốn để đầu tư vào sản xuất kinh doanh, tạo việc làm cho hàng trăm lao động, xây dựng trên 160 công trình nước sạch, công trình vệ sinh, trên 35 căn nhà cho các hộ nghèo trên địa bàn ... Nguồn vốn tín dụng chính sách đã tác động lớn đến công tác giảm nghèo, đảm bảo an sinh xã hội và xây dựng nông thôn mới trên địa bàn xã, từ nguồn vốn tín dụng, đa số hộ nghèo, đối tượng chính sách đã chuyển biến về ý thức, sử dụng đồng vốn đầu tư sản xuất, kinh doanh rất hiệu quả và có ý thức cao về vay và trả, nhiều hộ nghèo đã cải thiện cuộc sống và thoát nghèo bền vững, trong đó đã có nhiều hộ vươn lên và trở thành tấm gương cho các hộ khác học tập và tạo được sự lan tỏa trong giảm nghèo. Đặc biệt trong giai đoạn 2016-2020 thông qua việc triển khai các chương trình tín dụng chính sách đã góp phần giúp cho 350 hộ thoát nghèo bền vững, toàn xã không còn hộ đói, các hộ dân đều yên tâm, ổn định sản xuất kinh doanh tại chỗ, không còn hiện tượng người dân di dịch cư tự do, bỏ đất đai hoang hóa. (Tỷ lệ hộ nghèo của xã năm 2020 còn 11,34, giảm 38,85 so với cuối năm 2015; hộ cận nghèo còn 11,34%, giảm 38,35 % so với cuối năm 2015. Trong đó Năm 2018 xã đạt chuẩn nông thôn mới, đến tháng 4/2021 xã được công nhận đạt xã loại I).Với những kết quả đạt được trong nhiều năm qua, xã Núa Ngam đã được Huyện ủy, HĐND, UBND huyện các ban ngành của huyện đánh gia cao trong tất cả các mặt hoạt động, đặc biệt là công tác giảm nghèo và thoát nghèo bền vững luôn đi đầu trong việc triển khai các chính sách tín dụng ưu đãi, thực hiện tốt chủ trương của Đảng và nhà nước đối với vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
Để tiếp tục phát huy hiệu quả nguồn vốn tín dụng ưu đãi song hành cùng với việc phát triển kinh tế xã hội của địa phương. Trong thời gian tới, UBND xã Núa Ngam tiếp tục tham mưu cho Đảng ủy trong việc thực hiện Chỉ thị số 40/CT/TW ngày 22/11/2014 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội,Kết luận số 06/KL/TW ngày 10/6/2021 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 40/CT/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội. Nâng cao nhận thức của cấp ủy, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể, cán bộ, đảng viên và Nhân dân trong xã về vị trí, vai trò của tín dụng chính sách xã hội, coi tín dụng chính sách là cơ hội, là công cụ đặc biệt quan trọng trong việc phát triển kinh tế của địa phương. Việc triển khai các chương trình tín dụng chính sách phải song hành với các chính sách khác về phát triển kinh tế, phù hợp với phong tục tập quán, đặc thù của địa phương. Tập trung chỉ đạo định hướng người dân sử dụng vốn vay đúng mục đích, có hiệu quả, tạo ra sản phẩm có thu nhập ổn định, đột phá, tập trung đầu tư vào ngành nghề có lợi thế, đồng thời phối hợp chặt chẽ với NHCSXH huyện trong việc chỉ đạo các hội đoàn thể, các trưởng các thôn, bản tằng cường công tác kiểm tra, giám sát việc sử dụng vốn của các hộ vay đảm bảo đúng mục đích và có hiệu quả, tổ chức triển khai thực hiện đồng bộ các giải pháp củng cố, giữ vững và nâng cao chất lượng tín dụng chính sách trên địa bàn xã.