• Tết Té nước (Bun Huột Nặm) của dân tộc Lào - huyện Điện Biên được công nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
  • Thời gian đăng: 16/04/2018 10:33:02 AM
  • Ngày 13/4, Ủy ban nhân dân huyện Điện Biên đã phối hợp với Sở VHTTDL tỉnh Điện Biên tổ chức Lễ công bố và trao Bằng công nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia đối với Tết Té nước (Bun Huột Nặm) của dân tộc Lào tại bản Na Sang 1, xã Núa Ngam, huyện Điện Biên.

  • Te-nuoc-1.jpg

    Tết Té nước là một nghi lễ truyền thống của đồng bào dân tộc Lào. Tết Té nước gồm các hoạt động như: cúng bản, cúng tổ tiên, buộc chỉ cổ tay… thể hiện tín ngưỡng tâm linh của cộng đồng, thể hiện sự biết ơn các thần linh, tổ tiên đã ban cho mưa thuận gió hòa, mùa màng tốt tươi, con người mạnh khỏe, may mắn. Sau nghi thức cúng lễ là những trò chơi dân gian truyền thống sôi nổi và hấp dẫn như: Tấu phắc sá - táu la sa (rùa ấp trứng), xưa khốp mu (hổ vồ lợn), pít mắc tanh (hái dưa chín)...Trong quá trình nghiên cứu văn hóa các dân tộc, huyện Điện Biên đã phối hợp cùng các nghệ nhân và cộng đồng dân tộc Lào tại bản Na Sang 1 - xã Núa Ngam tổ chức phục dựng và đưa “Tết Té nước” trở thành một hoạt động thường niên của đồng bào dân tộc Lào. Từ năm 2015, Tết Té nước đã được người dân bản Na Sang 1 tổ chức vào thời điểm từ ngày 14-16/4 dương lịch, hoạt động này góp phần tái hiện lại nét văn hóa truyền thống của dân tộc Lào và đã trở thành nếp sống, phong tục của người dân tộc Lào.

    Để ghi nhận và gìn giữ những nét văn hóa truyền thống. Ngày 11/9/2017, Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch chính thức công nhận Tết Té nước (Bun Huột Nặm) là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia tại Quyết định số 3421/QĐ-BVH-TT&DL. 

    Te-nuoc-2.jpg

    (Thừa ủy quyền của Bộ VH-TT&DL, Đ/C: Lê Văn Quý- Phó Chủ tịch UBND tỉnh trao Bằng công nhận di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia cho cộng đồng dân tộc Lào bản Na Sang 1, xã Núa Ngam, huyện Điện Biên.)

    Tết té nước của dân tộc Lào tại xã Núa Ngam đã góp phần khẳng định quá trình tồn tại, phát triển, sự hình thành bản sắc văn hóa dân tộc của đồng bào dân tộc Lào, góp phần làm phong phú, đa dạng văn hóa truyền thống của đồng bào các dân tộc trên địa bàn huyện Điện Biên.

  • Tác giả: Nguyễn Hoài Nam - Phòng Văn Hóa huyện Điện Biên
  • Các tin bài khác:
  • KỶ NIỆM 75 NĂM NGÀY TRUYỀN THỐNG NGÀNH LAO ĐỘNG-THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI (28/8/1945-28/8/2020)
    Giá trị trường tồn của Tuyên ngôn Độc lập
    Hiện đại hóa hành chính là xu hướng tất yếu
    Các trường học trên địa bàn huyện Điện Biên long trọng tổ chức khai giảng năm học mới 2020 - 2021
    Huyện Điện Biên TTHC được chuẩn hóa, trên các lĩnh vực
    CÔNG TÁC CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH Ở MƯỜNG PỒN
    Huyện Điện Biên với công tác quán triệt, triển khai Chỉ thị, Nghị quyết của Đảng
    Tăng cường bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trong tình hình mới
    Nâng cao chất lượng bài viết phê phán, phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trên Tạp chí Tuyên giáo
    Mưa và giông lốc ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện Điện Biên
    661-670 of 1908<  ...  62  63  64  65  66  67  68  69  70  71  ...  >
  • Bản đồ hành chính
  • Liên kết Website
  • Chọn liên kết:
  • Thống kê truy cập
  • Tổng truy cập: