• Tết Té nước (Bun Huột Nặm) của dân tộc Lào - huyện Điện Biên được công nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
  • Thời gian đăng: 16/04/2018 10:33:02 AM
  • Ngày 13/4, Ủy ban nhân dân huyện Điện Biên đã phối hợp với Sở VHTTDL tỉnh Điện Biên tổ chức Lễ công bố và trao Bằng công nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia đối với Tết Té nước (Bun Huột Nặm) của dân tộc Lào tại bản Na Sang 1, xã Núa Ngam, huyện Điện Biên.

  • Te-nuoc-1.jpg

    Tết Té nước là một nghi lễ truyền thống của đồng bào dân tộc Lào. Tết Té nước gồm các hoạt động như: cúng bản, cúng tổ tiên, buộc chỉ cổ tay… thể hiện tín ngưỡng tâm linh của cộng đồng, thể hiện sự biết ơn các thần linh, tổ tiên đã ban cho mưa thuận gió hòa, mùa màng tốt tươi, con người mạnh khỏe, may mắn. Sau nghi thức cúng lễ là những trò chơi dân gian truyền thống sôi nổi và hấp dẫn như: Tấu phắc sá - táu la sa (rùa ấp trứng), xưa khốp mu (hổ vồ lợn), pít mắc tanh (hái dưa chín)...Trong quá trình nghiên cứu văn hóa các dân tộc, huyện Điện Biên đã phối hợp cùng các nghệ nhân và cộng đồng dân tộc Lào tại bản Na Sang 1 - xã Núa Ngam tổ chức phục dựng và đưa “Tết Té nước” trở thành một hoạt động thường niên của đồng bào dân tộc Lào. Từ năm 2015, Tết Té nước đã được người dân bản Na Sang 1 tổ chức vào thời điểm từ ngày 14-16/4 dương lịch, hoạt động này góp phần tái hiện lại nét văn hóa truyền thống của dân tộc Lào và đã trở thành nếp sống, phong tục của người dân tộc Lào.

    Để ghi nhận và gìn giữ những nét văn hóa truyền thống. Ngày 11/9/2017, Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch chính thức công nhận Tết Té nước (Bun Huột Nặm) là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia tại Quyết định số 3421/QĐ-BVH-TT&DL. 

    Te-nuoc-2.jpg

    (Thừa ủy quyền của Bộ VH-TT&DL, Đ/C: Lê Văn Quý- Phó Chủ tịch UBND tỉnh trao Bằng công nhận di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia cho cộng đồng dân tộc Lào bản Na Sang 1, xã Núa Ngam, huyện Điện Biên.)

    Tết té nước của dân tộc Lào tại xã Núa Ngam đã góp phần khẳng định quá trình tồn tại, phát triển, sự hình thành bản sắc văn hóa dân tộc của đồng bào dân tộc Lào, góp phần làm phong phú, đa dạng văn hóa truyền thống của đồng bào các dân tộc trên địa bàn huyện Điện Biên.

  • Tác giả: Nguyễn Hoài Nam - Phòng Văn Hóa huyện Điện Biên
  • Các tin bài khác:
  • HỘI NGHỊ BIỂU DƯƠNG NGƯỜI CÓ UY TÍN, GIÀ LÀNG, TRƯỞNG DÒNG HỌ NĂM HUYỆN ĐIỆN BIÊN 2022
    Phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) huyện Điện Biên kiểm tra hoạt động hoạt động ủy thác cho vay hộ nghèo và các đôi tượng chính sách tại cơ sở
    Thu thập, cập nhập số định danh công dân hay CCCD vào cơ sở dữ liệu người tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế.
    GIẢI CẦU LÔNG KỶ NIỆM NGÀY TRUYỀN THỐNG CÁC CƠ QUAN CHUYÊN TRÁCH THAM MƯU GIÚP VIỆC HUYỆN ỦY
    Thành lập Đoàn giám sát của HĐND huyện Điện Biên về thực hiện Chương trình MTQG xây dựng NTM giai đoạn 2017-2020
    HỘI THI “TÌM HIỂU NGHỊ QUYẾT ĐẠI HỘI PHỤ NỮ CÁC CẤP”
    HỘI NGHỊ CHUYÊN ĐỀ VỀ CÔNG TÁC TÔN GIÁO NĂM 2022
    Bảo tồn di sản văn hóa phi vật thể dân tộc Nùng huyện Điện Biên
    9 tháng đầu năm 2022. Tăng trưởng tín dụng tại Phòng giao dịch Ngân hàng chính sách xã hội huyện Điện Biên đạt 13,3%, vốn tín dụng đã kịp thời giải ngân cho 3.240 lượt hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác.
    HUYỆN ĐIỆN BIÊN PHÁT ĐỘNG THÁNG CAO ĐIỂM VÌ NGƯỜI NGHÈO NĂM 2022
    1401-1410 of 1944<  ...  136  137  138  139  140  141  142  143  144  145  ...  >
  • Bản đồ hành chính
  • Liên kết Website
  • Chọn liên kết:
  • Thống kê truy cập
  • Tổng truy cập: