• Sơ kết 3 năm triển khai Đề án "Hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp"
  • Thời gian đăng: 28/05/2021 10:44:01 AM
  • Ngày 30/6/2017, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 939/QĐ-TTg (gọi tắt là đề án 939) về “Hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp giai đoạn 2017-2025”. Kể từ khi ban hành đến nay, đề án đã góp phần hoàn thiện chính sách, pháp luật, hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp, khởi sự kinh doanh và thực hiện bình đẳng giới trên nhiều lĩnh vực.
  • Đề án “Hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp giai đoạn 2017 – 2025” được triển khai tại huyện Điện Biên nhằm phát huy vai trò, trách nhiệm của các cấp Hội trong việc nâng cao hiểu biết của phụ nữ về chủ trương, chính sách hỗ trợ khởi nghiệp, khởi nghiệp sáng tạo của Đảng, Nhà nước; đồng thời khuyến khích, thúc đẩy phụ nữ phát huy ý tưởng sáng tạo, mạnh dạn khởi nghiệp, khởi sự kinh doanh.

    Căn cứ kế hoạch, hướng dẫn triển khai Đề án 939 của Trung ương, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam và Kế hoạch của Ủy ban nhân dân huyện, với trách nhiệm là cơ quan Thường trực triển khai thực hiện Đề án, Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện đã ban hành kế hoạch hằng năm và các kế hoạch chuyên đề triển khai Đề án, đồng thời chỉ đạo, hướng dẫn Hội Liên hiệp phụ nữ các xã triển khai thực hiện Đề án 939 ở địa phương. Hằng năm, Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện giao chỉ tiêu cụ thể thực hiện các mục tiêu của Đề án trong nội dung giao ước thi đua cho Hội Liên hiệp Phụ nữ các xã; tổ chức kiểm tra, giám sát việc triển khai các hoạt động của Đề án 939 lồng ghép với kiểm tra công tác Hội theo định kỳ tại các địa phương, cơ sở. Tổ chức tuyên truyền trên các phương tiện thông tin, truyền thông với hàng trăm lượt tin, bài; thường xuyên phổ biến các hoạt động hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp của các cấp Hội; tuyên truyền về Đề án và các hoạt động hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp của địa phương. Trong 3 năm triển khai Đề án, đã có 156 gương điển hình phụ nữ làm kinh kế giỏi, khởi nghiệp và khởi sự kinh doanh được biểu dương, tuyên truyền.

    Cùng với nguồn kinh phí được Ủy ban nhân dân huyện cấp, Hội Liên hiệp phụ nữ huyện đã chủ động phối hợp với các cơ quan, doanh nghiệp trong và ngoài huyện, các chương trình, dự án tại địa phương để huy động nguồn lực hỗ trợ triển khai Đề án 939 trên địa bàn huyện. Các cấp Hội triển khai Đề án chủ yếu lồng ghép với các hoạt động, chương trình của Hội, nguồn xã hội hóa do các cấp Hội vận động từ các tổ chức, cá nhân trong và ngoài huyện; từ năm 2018 đến năm 2020, Ủy ban nhân dân huyện phân bổ kinh phí triển khai Đề án cho Hội Liên hiệp phụ nữ huyện 38,8 triệu đồng. Đã có 14 dự án, ý tưởng của phụ nữ tham gia khởi sự kinh doanh và khởi nghiệp, trong đó có 02 ý tưởng được hỗ trợ hiện thực hóa; 24 tổ hợp tác/tổ liên kết; 02 hợp tác xã; 02 Câu lạc bộ nữ chủ Doanh nghiệp; 04 doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ được hỗ trợ, tiếp cận về nâng cao năng lực quản lý, vay vốn; 02 gian hàng tiêu thụ sản phẩm từ các mô hình khởi nghiệp do phụ nữ quản lý được thành lập giới thiệu và bán sản phẩm nông sản, thêu, dệt thổ cẩm của dân tộc Thái (bản Mển, xã Thanh Nưa) và dân tộc Lào (bản Na Sang, xã Núa Ngam).

    Hội LHPN các cấp phối hợp với các phòng, ban của huyện kết nói với các doanh nghiệp ngoài huyện ký kết hợp đồng sản xuất và tiêu thụ sản phẩm cho 24 tổ/nhóm liên kết do phụ nữ thành lập; bố trí gian hàng giới thiệu, kết nối tiêu thụ sản phẩm của phụ nữ, người dân trên địa bàn huyện sản xuất và tham gia nhiều sự kiện quảng bá, giới thiệu sản phẩm khởi nghiệp của hội viên phụ nữ; trong đó có 01 ý tưởng đạt giải nhất ý tưởng khởi nghiệp tỉnh Điện Biên năm 2020 (ý tưởng: Mô hình chế biến dong riềng, sản xuất miến dong và phân bón vi sinh - tác giả Cà Thị Kiều - xã Thanh Luông).  Đã tổ chức tập huấn cho 34 cán bộ Hội Liên hiệp Phụ nữ các cấp và 20 phụ nữ  có nhu cầu về khởi nghiệp, khởi sự kinh doanh; Phòng Lao động – TB&XH huyện đã tổ chức 35 lớp đào tạo nghề ngắn hạn cho 1.145 chị em phụ nữ tại 21 xã; qua các lớp dạy nghề giúp chị em tạo thêm việc làm mới, nâng cao thu nhập cải thiện đời sống, góp phần giảm nghèo bền vững. Các cấp Hội đã tư vấn, hỗ trợ các tập thể, cá nhân phụ nữ có ý tưởng khởi nghiệp, khởi sự kinh doanh được tiếp cận nguồn vốn tín dụng ưu đãi và từ các nguồn xã hội hóa với tổng kinh phí hơn 2,4 tỷ đồng để hiện thực hóa ý tưởng khởi nghiệp và phát triển, mở rộng quy mô sản xuất, kinh doanh. Ủy ban nhân dân huyện Điện Biên đã hướng dẫn các cơ sở sản xuất, doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ tiếp cận nguồn vốn tín dụng ưu đãi. 

    Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện - cơ quan Thường trực của Đề án tiếp tục phối hợp chặt chẽ với các phòng, ban liên quan của huyện thực hiện đạt các chỉ tiêu kế hoạch triển khai Đề án đã đề ra trong giai đoạn 2021-2025, tập trung tuyên truyền, gắn với cuộc vận động "Làm thay đổi nếp nghĩ, cách làm của đồng bào dân tộc thiểu số, giúp cho đồng bào dân tộc thiểu số vươn lên thoát nghèo bền vững", vận động 100%  cán bộ, hội viên, phụ nữ nâng cao nhận thức về việc làm, khởi nghiệp; Hỗ trợ 20 dự án, ý tưởng trở lên của phụ nữ về khởi sự kinh doanh và khởi nghiệp; tư vấn, hỗ trợ thành lập 05 doanh nghiệp do nữ làm chủ; nhân rộng mô hình tuyên truyền tại cộng đồng tại các xã. Các phòng, ban, đoàn thể huyện, Ủy ban nhân dân các xã tiếp tục rà soát các nhiệm vụ, mục tiêu triển khai Đề án, kịp thời xây dựng kế hoạch hằng năm, bố trí ngân sách tổ chức thực hiện phù hợp với kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội của địa phương. Hội Liên hiệp Phụ nữ các cấp, tăng cường kết nối, kêu gọi, vận động các tổ chức, doanh nghiệp, nhà đầu tư hỗ trợ nguồn lực để hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp thông qua các mô hình phát triển kinh tế; tạo điều kiện cho những ý tưởng khởi nghiệp/khởi sự kinh doanh của phụ nữ được tiếp cận với nguồn kinh phí từ Quỹ hỗ trợ khởi nghiệp của tỉnh và các nguồn vốn vay ưu đãi để hiện thực hóa; hỗ trợ quảng bá, xúc tiến thương mại và xây dựng thương hiệu, tìm kiếm thị trường ổn định và tổ chức hoạt động sản xuất theo chuỗi giá trị cho những mô hình có đủ điều kiện nhằm nâng cao giá trị gia tăng cho các sản phẩm khởi nghiệp của phụ nữ. Đồng thời tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, hướng dẫn, đánh giá kết quả hoạt động hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp. Chú trọng phát hiện, bồi dưỡng, xây dựng và biểu dương, tuyên truyền các mô hình, điển hình tập thể, cá nhân có cách làm hay, hiệu quả trong thực tế; đồng thời khuyến khích nhân rộng các mô hình kinh tế tập thể do phụ nữ thành lập hoạt động hiệu quả tại các địa phương trong huyện.

  • Tác giả: Nguyễn Khải – Phòng Lao động – TB&XH huyện
  • Các tin bài khác:
  • Huyện Đoàn Điện biên tổ chức Hội nghị quán triệt, triển khai Chỉ thị 05-CT/TW, chuyên đề 2020 của Bộ Chính trị; Tham gia ý kiến vào dự thảo báo cáo chính trị Đại hội Đảng bộ huyện Điện Biên lần thứ XX, nhiệm kỳ 2020-2025.
    Chi bộ Ngân hàng chính sách xã hội huyện Điện Biên tổ chức Đại hội chi bộ lần thứ IV, nhiệm kỳ 2020 – 2025
    Hiến máu tình nguyện - Không ngại Covid 19
    ĐẠI HỘI ĐẢNG BỘ CÔNG AN HUYỆN ĐIỆN BIÊN LẦN THỨ XIV, NHIỆM KỲ 2020 - 2025
    Tình hình dịch bệnh COVID-19 và những điều cần lưu ý
    Chỉ thị số 16/CT-TTg: Các biện pháp cấp bách phòng, chống dịch COVID-19
    ĐẢNG BỘ HUYỆN ĐIỆN BIÊN SẴN SÀNG CHO ĐẠI HỘI ĐIỂM
    HUYỆN ĐIỆN BIÊN TRONG CÔNG TÁC PHÒNG CHỐNG DỊCH BỆNH COVID-19
    Hội nghị trực tuyến ứng phó dịch Covid-19
    Càng khó khăn, phức tạp, cán bộ, đảng viên càng phải gương mẫu, đi đầu
    591-600 of 2080<  ...  55  56  57  58  59  60  61  62  63  64  ...  >
  • Bản đồ hành chính
  • Liên kết Website
  • Chọn liên kết:
  • Thống kê truy cập
  • Tổng truy cập: