• Phát huy hiệu quả nguồn vốn cho vay hộ mới thoát nghèo
  • Thời gian đăng: 02/01/2024 04:00:14 PM
  • Cho vay hộ mới thoát nghèo là một chương trình tín dụng chính sách có sức lan tỏa, nhận được sự đồng tình, hưởng ứng cao của cấp ủy, chính quyền các cấp, nhất là các hộ dân. Chương trình đã kịp thời tiếp sức cho các hộ mới thoát nghèo tiếp tục có điều kiện đầu tư trồng trọt, chăn nuôi, phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập, cải thiện cuộc sống và vươn lên thoát nghèo bền vững.

    Gia đình chị Lò Thị Sọi, bản Loọng Bon, xã Sam Mứn là một trong những hộ được thụ hưởng nguồn vốn vay ưu đãi, đến nay gia đình chị đã sử dụng nguồn vốn vay hiệu quả, mang lại thu nhập ổn định cho gia đình. Trước đây gia đình chị Sọi là hộ cận nghèo, được tiếp cận nguồn vốn của NHCSXH huyện, chị đã đầu tư mua 2 đôi trâu sinh sản. Nhờ chăm chỉ làm ăn, đến nay gia đình chị đã có thu nhập ổn định. Chị Lò Thị Sọi chia sẻ: “Được hỗ trợ vốn vay 100 triệu đồng từ chương trình cho vay vốn hộ mới thoát nghèo, gia đình chị có vốn đầu tư chăn nuôi trâu sinh sản, yên tâm làm ăn, ổn định cuộc sống”.

    a-nhcs-55.jpg

    Cán bộ NHCSXH huyện giải ngân nguồn vốn cho vay hộ mới thoát nghèo

    Những năm qua, chính sách tín dụng đối với hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng chính sách khác đã tạo điều kiện cho hàng nghìn hộ có điều kiện sản xuất, kinh doanh, phát triển kinh tế, ổn định cuộc sống, từng bước thoát nghèo và vươn lên làm giàu. Tuy nhiên, trong thực tế đã xảy ra tình trạng chỉ sau một thời gian thoát nghèo, không ít hộ lại lâm vào cảnh khó khăn và tái nghèo. Trước thực trạng trên, từ năm 2015, chương trình cho vay vốn hộ mới thoát nghèo được triển khai thực hiện theo Quyết định số 28/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Đối tượng được vay vốn là những hộ đã từng là hộ nghèo, hộ cận nghèo, với mức cho vay 50 triệu đồng/hộ. Từ năm 2019, chương trình này được nâng mức cho vay lên 100 triệu đồng/hộ, không phải bảo đảm tiền vay. Thời hạn cho vay do ngân hàng và hộ mới thoát nghèo thỏa thuận trên cơ sở chu kỳ sản xuất, kinh doanh và khả năng trả nợ của khách hàng nhưng không quá 10 năm. Sau gần 9 năm triển khai, nguồn vốn này đã tiếp sức cho hàng nghìn hộ mới thoát nghèo trên địa bàn huyện đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh, từ đó thoát nghèo bền vững.

    Ông Nguyễn Xuân Thắng - Giám đốc NHCSXH huyện, cho biết “Cũng như các chương trình cho vay khác của NHCSXH, thủ tục, hồ sơ vay vốn đối với hộ mới thoát nghèo đơn giản, rõ ràng, dễ thực hiện; phương thức cho vay trực tiếp có ủy thác một số nội dung trong quy trình cho vay thông qua các tổ chức chính trị - xã hội, Tổ TK&VV, hộ mới thoát nghèo có nhu cầu vay vốn phải tự nguyện tham gia và được đa số các thành viên trong tổ biểu quyết nhất trí cho vay, mức cho vay tùy theo nhu cầu của người vay, khả năng trả nợ và nguồn vốn của NHCSXH”.

    Chương trình cho vay hộ mới thoát nghèo đã thực sự phát huy vai trò, tác động tích cực về mặt đời sống xã hội, đáp ứng nguyện vọng của người dân. Tính đến nay, toàn huyện đã giải ngân chương trình tín dụng chính sách đối với hộ mới thoát nghèo đạt hơn 87 tỷ đồng, với gần 1.215 khách hàng đang vay vốn. Nguồn vốn cho vay chương trình hộ mới thoát nghèo đã thu hút, tạo việc làm cho hàng nghìn lao động có vốn phát triển sản xuất, kinh doanh; góp phần nâng cao thu nhập, hàng năm giúp cho hàng trăm hộ thoát nghèo một cách bền vững, không bị tái nghèo. Tín dụng ưu đãi đối với hộ mới thoát nghèo đã đạt hiệu quả tích cực, phù hợp với chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về giảm nghèo bền vững, bảo đảm an sinh xã hội, nâng cao đời sống của người dân trên địa bàn huyện.

    Thời gian tới, NHCSXH huyện Điện Biên tiếp tục phối hợp với chính quyền các cấp, các tổ chức Hội, Đoàn thể, các Tổ TK&VV để định hướng, tư vấn cho các hộ gia đình về phương án phát triển sản xuất, kinh doanh trước khi vay vốn; tăng cường giám sát, giúp đỡ, đôn đốc các hộ vay vốn sử dụng vốn vay đúng mục đích và có hiệu quả nhằm hạn chế thấp nhất tỷ lệ nợ xấu phát sinh. Tiếp tục rà soát các hộ có nhu cầu vay vốn, trên cơ sở đó đề nghị cấp trên bổ sung vốn chương trình cho hộ thoát nghèo để các hộ vay vốn có điều kiện phát triển sản xuất, kinh doanh, ổn định cuộc sống và thoát nghèo bền vững./.

  • Tác giả: Trung Kiên - Ngân hàng CSXH huyện
  • Các tin bài khác:
  • Có bắt buộc phải đổi sang căn cước công dân gắn chip?
    CCCD gắn chíp là giấy tờ pháp lý chứng minh thông tin về cá nhân, nơi thường trú
    Bộ Công an hướng dẫn sử dụng căn cước công dân gắn chíp để giao dịch dân sự
    CÔNG AN KHUYẾN CÁO: 5 điều cần lưu ý liên quan đến thẻ căn cước công dân
    Thay đổi điện thoại, số căn cước công dân trên VssID như thế nào?
    Điểm giống, khác nhau giữa căn cước công dân gắn chíp và không gắn chíp
    Bộ Công an làm rõ những trường hợp thu hồi Sổ hộ khẩu giấy
    Huyện Điện Biên tổ chức kiểm tra công tác cải cách hành chính năm 2022
    RA MẮT MÔ HÌNH LIÊN KẾT TRỒNG BÍ XANH TẠI XÃ NA TÔNG
    HỘI THI THỂ THAO NGƯỜI CAO TUỔI HUYỆN ĐIỆN BIÊN NĂM 2022
    1351-1360 of 2088<  ...  131  132  133  134  135  136  137  138  139  140  ...  >
  • Bản đồ hành chính
  • Liên kết Website
  • Chọn liên kết:
  • Thống kê truy cập
  • Tổng truy cập: