• Những nét đẹp văn hóa truyền thống tại Lễ hội Tết Té Nước (Bun Huột Nặm) của dân tộc Lào, bản Na Sang 1, xã Núa Ngam, huyện Điện Biên
  • Thời gian đăng: 18/04/2019 10:36:00 AM
  • Ngày 13/4, Ủy ban nhân dân xã Núa Ngam tổ chức Lễ hội “Tết té nước” (Bun Huột Nặm) tại bản Na Sang 1, xã Núa Ngam, huyện Điện Biên với nhiều hoạt động văn hóa đặc sắc.

    “Tết té nước” là Tết chính, dịp Lễ quan trọng nhất trong văn hóa của dân tộc Lào, người dân té nước vào nhau để chúc phúc, cầu mong mưa thuận gió hoà, cầu cho một năm mới ấm no, hạnh phúc.

    Lễ hội được diễn ra với hai phần chính, gồm: Phần lễ và phần hội. Phần lễ thể hiện văn hóa tín ngưỡng tâm linh, bà mo sẽ cúng bản, cúng tổ tiên, cầu may mắn, mùa màng bội thu vào năm mới. Sau khi thực hiện cầu khấn, bà mo cùng mọi người mang theo những lễ vật đi tới ngẫu nhiên những nhà dân trong bản để “xin nước” (xin nước từ người trời), kết thúc phần “xin nước” bà mo cùng đoàn người mang những lễ vật ra bờ sông để cúng thần sông, thần suối cầu cho mùa mưa trở lại, bắt đầu một vụ mùa gieo trồng mới.

    Tet-te-nuoc-2019.jpg

    (Bà mo Lường Thị May, cầu khấn  cho một năm mới may mắn, mùa màng bội thu)

    Phần hội được diễn ra ngay sau phần lễ với nhiều những hoạt động sôi nổi của những trò chơi như: Táu la sa (rùa ấp trứng), Xưa khốp mu (hổ vồ lợn), Ngu kin khiết (rắn bắt ngóe)…

    Tet-te-nuoc-2019-2.jpg

    (Người dân bản Na Sang 1, xã Núa Ngam vui hội té nước)

    Năm 2017, Tế té nước (Bun Huột Nặm) đã được Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia loại hình lễ hội truyền thống. Sau 3 nămn được phục dựng lại “Tết té nước” đã góp phần khẳng định quá trình tồn tại, phát triển của cộng đồng dân tộc Lào trên địa bàn, cùng với đó là sự hình thành bản sắc văn hóa dân tộc, trong đó kể đến tục thờ cúng tổ tiên.

    Lễ hội “Tết té nước” (Bun Huột Nặm) tại bản Na Sang 1, xã Núa Ngam, huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên mang lại cho nhân dân và du khách những trải nghiệm với nhiều nội dung đặc sắc mang đậm nét văn hóa đặc trưng của nhân dân xã Núa Ngam, huyện Điện Biên nói chung và cộng đồng người Lào tại bản Na Sang 1 nói riêng./.

  • Tác giả: Hà Thế Cường - Phòng VH&TT huyện Điện Biên
  • Các tin bài khác:
  • KỶ NIỆM 75 NĂM NGÀY TRUYỀN THỐNG NGÀNH LAO ĐỘNG-THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI (28/8/1945-28/8/2020)
    Giá trị trường tồn của Tuyên ngôn Độc lập
    Hiện đại hóa hành chính là xu hướng tất yếu
    Các trường học trên địa bàn huyện Điện Biên long trọng tổ chức khai giảng năm học mới 2020 - 2021
    Huyện Điện Biên TTHC được chuẩn hóa, trên các lĩnh vực
    CÔNG TÁC CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH Ở MƯỜNG PỒN
    Huyện Điện Biên với công tác quán triệt, triển khai Chỉ thị, Nghị quyết của Đảng
    Tăng cường bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trong tình hình mới
    Nâng cao chất lượng bài viết phê phán, phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trên Tạp chí Tuyên giáo
    Mưa và giông lốc ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện Điện Biên
    661-670 of 2083<  ...  62  63  64  65  66  67  68  69  70  71  ...  >
  • Bản đồ hành chính
  • Liên kết Website
  • Chọn liên kết:
  • Thống kê truy cập
  • Tổng truy cập: