• Hội nghị Triển khai Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia
  • Thời gian đăng: 18/01/2022 07:42:44 AM
  • Chiều ngày 18/01, Bộ Công an phối hợp với Văn phòng Chính phủ tổ chức Hội nghị trực tuyến triển khai Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn đến năm 2030. Thủ tướng Phạm Minh Chính - Chủ tịch Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số chủ trì Hội nghị.

    Dự Hội nghị tại điểm cầu huyện Điện Biên có các đồng chí: Bùi Xuân Trường – Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy; Bùi Hải Bình – Phó Bí thư Huyện ủy – Chủ tịch UBND huyện; cùng dự còn có đại diện Lãnh đạo các phòng chuyên môn trực thuộc UBND huyện. Hội nghị được kết nối trực tuyến đến 21 xã trên địa bàn huyện.

    -nh1.jpg

    Phát biểu tại Hội nghị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính - Chủ tịch Ủy ban Quốc gia về Chuyển đổi số nhấn mạnh: việc thực hiện Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia được xác định là một trong những nội dung quan trọng, có tính đột phá của Chương trình chuyển đổi số của Chính phủ trong năm 2022 và những năm tiếp theo. Thủ tướng yêu cầu Tổ Công tác triển khai Đề án thường xuyên theo dõi, giám sát, đôn đốc quyết liệt các nhiệm vụ được giao; chủ động hướng dẫn các bộ, ngành, địa phương trong tổ chức triển khai. Kịp thời tham mưu, báo cáo cấp có thẩm quyền những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện.

    Đề án đã xác định 7 quan điểm chỉ đạo lớn, mục tiêu chung và các mục tiêu cụ thể cùng với 5 nhóm nhiệm vụ, giải pháp thực hiện với lộ trình của từng nhiệm vụ trong năm 2022 và giai đoạn 2023-2025, định hướng đến năm 2030. Kèm theo đó là danh mục 25 thủ tục hành chính thiết yếu ưu tiên, tích hợp chia sẻ dữ liệu dân cư phục vụ giải quyết thủ tục hành chính và danh mục 52 nhiệm vụ cụ thể thực hiện với phân công trách nhiệm và các mốc thời gian hoàn thành rất cụ thể để thực hiện Đề án.

    Mục tiêu tổng thể của Đề án là ứng dụng Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, hệ thống định danh và xác thực điện tử, thẻ căn cước công dân gắn chíp điện tử trong công cuộc chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 để phục vụ 5 nhóm tiện ích như: Phục vụ giải quyết thủ tục hành chính và cung cấp dịch vụ công trực tuyến; Phục vụ phát triển kinh tế - xã hội; Phục vụ công dân số; Hoàn thiện hệ sinh thái phục vụ kết nối, khai thác, bổ sung làm giàu dữ liệu dân cư và Phục vụ chỉ đạo, điều hành của lãnh đạo các cấp./.

  • Tác giả: Nguyễn Hoài Nam – Phòng VH&TT
  • Các tin bài khác:
  • Có bắt buộc phải đổi sang căn cước công dân gắn chip?
    CCCD gắn chíp là giấy tờ pháp lý chứng minh thông tin về cá nhân, nơi thường trú
    Bộ Công an hướng dẫn sử dụng căn cước công dân gắn chíp để giao dịch dân sự
    CÔNG AN KHUYẾN CÁO: 5 điều cần lưu ý liên quan đến thẻ căn cước công dân
    Thay đổi điện thoại, số căn cước công dân trên VssID như thế nào?
    Điểm giống, khác nhau giữa căn cước công dân gắn chíp và không gắn chíp
    Bộ Công an làm rõ những trường hợp thu hồi Sổ hộ khẩu giấy
    Huyện Điện Biên tổ chức kiểm tra công tác cải cách hành chính năm 2022
    RA MẮT MÔ HÌNH LIÊN KẾT TRỒNG BÍ XANH TẠI XÃ NA TÔNG
    HỘI THI THỂ THAO NGƯỜI CAO TUỔI HUYỆN ĐIỆN BIÊN NĂM 2022
    1351-1360 of 1943<  ...  131  132  133  134  135  136  137  138  139  140  ...  >
  • Bản đồ hành chính
  • Liên kết Website
  • Chọn liên kết:
  • Thống kê truy cập
  • Tổng truy cập: