• Hoa Ban biểu tượng của người dân Điện Biên
  • Thời gian đăng: 31/10/2017 09:06:55 AM
  • Đã bao đời nay, Hoa ban đã trở thành văn hóa tâm linh của dân tộc Tây Bắc, đặc biệt là dân tộc Thái. Trong kho tàng văn học dân gian của dân tộc Thái, Hoa ban kiêu hãnh xuất hiện trong các trường ca, truyền thuyết và các câu chuyện kể bên bếp lửa của người già cho con cháu nghe. Theo truyền thuyết của người Thái, Hoa ban có cội nguồn từ tình yêu của một đôi trai gái Thái và được lưu truyền cho đến ngày nay

  • Cứ mỗi độ xuân về, hoa ban lại bung cánh nở trắng nuốt trên những vạt núi, sườn đồi, tạo thành những đường chỉ thêu đẹp tô điểm cho núi rừng Tây Bắc. Không chỉ chứa đựng vẻ đẹp tinh khôi, hoa ban còn mang trong mình sức sống mãnh liệt, dù trên đất khô cằn hay bám vào vách đá cheo leo, cứ qua mùa đông giá rét cây ban lại trỗi dậy đâm chồi nảy lộc, nở hoa trắng nuốt. Chính vì vậy, từ ngàn đời nay, hoa ban là biểu tượng đẹp gắn bó với đời sống văn hoá tâm linh của nhân dân các dân tộc Tây Bắc, đặc biệt là dân tộc Thái Điện Biên. Họ yêu mến vẻ đẹp, trân trọng sức sống bền bỉ của hoa ban.

    Trong quan niệm của dân tộc Thái, Hoa ban tượng trưng cho khát vọng, ước mơ về một cuộc sống hạnh phúc yêu thương. Chính vì vậy, hằng năm cứ vào mùa hoa ban nở, người Thái Điện Biên lại mở Hội Xên bản, Xên mường để cầu phúc và gửi gắm vào đó những ước vọng về một cuộc sống bình yên, no ấm nơi bản mường. Trong mâm lễ cúng, người dân tộc  Thái thường lấy Hoa ban làm lễ vật cúng tổ tiên để qua đó bầy tỏ lòng biết ơn thành kính. 

    Thông qua kho tàng văn học dân gian và cùng với những làn điệu dân ca, dân vũ, hình ảnh hoa ban đã đi sâu vào tiềm thức, đời sống tinh thần của đồng bào dân tộc Điện Biên, tạo nên mối liên kết, giao hòa vô hình giữa hoa ban và tâm hồn, cốt cách cư dân bản địa. Không chỉ là hình ảnh, sắc màu tô điểm cho vẻ đẹp núi rừng Tây Bắc, hoa ban còn trở thành một phần trong văn hóa ẩm thực của dân tộc Thái, được sử dụng như nguyên liệu để chế biến nhiều món ngon vào dịp cây ban nở hoa và đâm chồi nảy lộc.

    Từ những ý nghĩa đầy nhân văn đó, đã hình thành nên thái độ ứng xử văn hóa của người dân Điện Biên với loài hoa ban vừa yêu mến, gần gũi, vừa trân trọng, tôn vinh, coi trọng giữ gìn và phát triển loài hoa ban như giữ gìn truyền thống, nét văn hóa tốt đẹp của các dân tộc Điện Biên. Chính  vì thế nhiều người dân đã mang cây hoa ban từ núi cao về nhà trồng.

    Hàng năm, Điện Biên còn tổ chức Lễ hội hoa ban vào tháng 3 đúng dịp hoa ban nở rộ nhằm đưa hoa ban trở thành biểu tượng văn hóa tượng chưng cho mảnh đất, con người Điện Biên và giới thiệu tiềm năng du lịch của mảnh đất Điện Biên Phủ anh hùng đến với du khách trong và ngoài nước.

  • Tác giả: Lưu Hồng Sinh - Đài TT-TH huyện Điện Biên
  • Các tin bài khác:
  • Huyện Điện Biên tổ chức Hội nghị Tổng kết điều tra Nông thôn, Nông nghiệp và Thủy sản năm 2016
    Hội nghị tổng kết công tác Văn hóa, Thể thao, Du lịch và Thông tin truyền thông năm 2016
    Huyện Điện Biên tổ chức Hội nghị học tập quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết, kết luận Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII
    Trường Trung học phổ thông huyện Điện Biên tổ chức dâng hương tại Thành Bản phủ
    Ấm tình quân dân nơi biên cương
    Huyện Điện Biên tổ chức gặp mặt các đồng chí Lãnh đạo chủ chốt của huyện qua các thời kỳ nhân dip xuân Đinh Dậu 2017
    Lễ hội Hoa Ban năm 2017 và Ngày hội Văn hóa - Thể thao - Du lịch tỉnh Điện Biên lần thứ V
    Huyện Điện Biên tổ chức Lễ giao, nhận quân năm 2017
    Hội nông dân xã Thanh Nưa với phong trào XĐGN, làm giàu chính đáng
    Đồn Biên phòng Thanh Luông tổ chức kỷ niệm 58 năm Ngày truyền thống Bộ đội Biên phòng và Sơ kết thực hiện chỉ thị 01/CT-TTG của Thủ tướng Chính phủ
    141-150 of 2068<  ...  10  11  12  13  14  15  16  17  18  19  ...  >
  • Bản đồ hành chính
  • Liên kết Website
  • Chọn liên kết:
  • Thống kê truy cập
  • Tổng truy cập: