• HUYỆN ĐIỆN BIÊN THỰC HIỆN ĐỀ ÁN 06 CỦA CHÍNH PHỦ
  • Thời gian đăng: 01/06/2022 04:08:56 PM
  • BAI_CHUYEN-DOI-SO7.jpgThực hiện Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025 và định hướng năm 2030, thời gian qua, đã có nhiều lĩnh vực được huyện Điện Biên xác định ưu tiên chuyển đổi số, gồm: Y tế; Giáo dục; Tài chính - ngân hàng; Nông nghiệp; Tài nguyên môi trường…vv. Sau 1 thời gian nỗ lực thực hiện, đến nay, 100% cơ quan, đơn vị trên địa bàn đã triển khai ứng dụng chữ ký số vào phần mềm quản lý văn bản và điều hành. Hệ thống phần mềm một cửa điện tử thống nhất, tập trung đã được triển khai đến 100% cơ quan, đơn vị từ huyện xuống xã. Tỷ lệ văn bản điện tử ký số đạt trên 90%; tỷ lệ cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4 đạt gần 50%; số cuộc họp trực tuyến ngày càng tăng. Hạ tầng mạng băng rộng cáp quang phủ đến 85% khu vực dân cư; trên 57% hộ gia đình được kết nối internet băng rộng là nền tảng hình thành môi trường số giúp kết nối, chia sẻ thông tin, tri thức, các giá trị văn hóa và tạo ra môi trường sống, lao động, học tập, sản xuất, kinh doanh trên không gian mạng. Đặc biệt, việc triển khai thực hiện gửi, nhận thủ tục hành chính qua cổng dịch vụ công trực tuyến đã góp phần cải cách thủ tục hành chính, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của cơ quan Nhà nước theo hướng công khai, minh bạch, đảm bảo phục vụ người dân và doanh nghiệp ngày càng tốt hơn.

    Để tiếp tục chuyển đổi số, hiện nay, huyện Điện Biên đang triển khai và thực hiện đồng bộ các giải pháp thực hiện Đề án 06 của Chính phủ về: "phát triển ứng dụng dữ liệu dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số Quốc gia giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn đến năm 2030". Theo đó, huyện Điện Biên ban hành kế hoạch triển khai thực hiện Đề án với nội dung trọng tâm là tuyên truyền tới người dân về mục đích, ý nghĩa, tầm quan trọng của chuyển đổi số, nhất là triển khai ứng dụng cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, hệ thống định danh và xác thực điện tử, thẻ căn cước công dân gắn chíp điện tử trong công cuộc chuyển đổi số quốc gia.

    Tại xã Thanh Chăn, địa phương được lựa chọn đi đầu trong việc thực hiện Đề án 06, trong thời gianvừa qua, UBND xã Thanh Chăn đã phân công và giao nhiệm vụ cho các tổ chức hội, đoàn thể phối hợp với Công an xã đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động người dân thực hiện chuyển đổi số. Cùng với đó, lực lượng Công an xã còn phối hợp với Công an huyện rà soát cấp mã định danh cho công dân; tích hợp sử dụng thẻ Căn cước công dân thay cho thẻ bảo hiểm y tế trong khám, chữa bệnh; hướng dẫn cơ quan, tổ chức tại địa phương trong việc sử dụng tài khoản định danh.

    Đề án “Phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện từ phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn đến năm 2030” có mục đích phục vụ giải quyết thủ tục hành chính và cung cấp dịch vụ công trực tuyến, phục vụ phát triển KT - XH, phục vụ công dân số, hoàn thiện hệ sinh thái phục vụ kết nối, khai thác, bổ sung làm giàu dữ liệu dân cư, phục vụ chỉ đạo, điều hành của lãnh đạo các cấp. Để đảm bảo công tác triển khai Đề án 06 đạt hiệu quả, trong thời gian này Công an xã Thanh Chăn đã và đang phát huy tinh thần trách nhiệm, tập trung tuyên truyền với nhiều hình thức, nội dung phong phú về lợi ích, ý nghĩa của việc triển khai thực hiện Đề án 06. Đặc biệt, trên lĩnh vực được phân công, Công an xã Thanh Chăn đang phối hợp với Công an huyện Điện Biên tập trung nguồn lực triển khai cung cấp ba tiện ích phục vụ nhân dân gồm: rà soát cấp mã định danh cho công dân; tích hợp sử dụng thẻ Căn cước công dân thay cho thẻ bảo hiểm y tế trong khám, chữa bệnh; đăng ký xe mô-tô, xe máy, xe máy điện tại xã.

    Để thúc đẩy thực hiện các nhiệm vụ của Đề án theo đúng tiến độ, UBND huyện Điện Biên đã chỉ đạo các cơ quan, đơn vị, UBND các xã, đặc biệt là người đứng đầu cơ quan, đơn vị phải chịu trách nhiệm trực tiếp chỉ đạo, thường xuyên đôn đốc, kiểm tra, giám sát việc thực hiện các nội dung liên quan đến Đề án 06 và đưa nội dung này trở thành công tác trọng tâm, xuyên suốt trong năm 2022. Chỉ đạo công an các xã cập nhật thường xuyên thông tin công dân bổ sung, chỉnh sửa vào hệ thống cơ sở dư liệu quốc gia về dân cư, đảm bảo “đúng, đủ, sạch, sống”. Với sự triển khai đồng bộ, quyết liệt từ huyện xuống cơ sở, đến nay toàn huyện đã cấp được hơn 77.800/83.900 thẻ CCCD cho người dân, đạt 92,3%; cấp số định danh điện tử cho hơn 15.000 tài khoản; đăng ký dịch vụ công trực tuyến được gần 1.000 hồ sơ, trong đó lực lượng công an là hơn 350 hồ sơ. Thời gian tới, huyện Điện Biên tiếp tục chỉ đao các cơ quan, đơn vị tuyên truyền, hướng dẫn người dân nhận thức đầy đủ về việc thực hiện cấp và sử dụng định danh xác thực điện tử; thường xuyên kiểm tra, đôn đốc thực hiện Đề án theo đúng tiến độ, bảo đảm tuyêt đối an ninh, an toàn hệ thống dữ liệu./.

  • Tác giả: Phạm Thọ - Trung tâm VH-TT-TH huyện
  • Các tin bài khác:
  • HUYỆN ĐIỆN BIÊN VỚI CÔNG TÁC ĐÀO TẠO NGUỒN CÁN BỘ, ĐẢNG VIÊN VỀ LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ - HÀNH CHÍNH
    Hưởng ứng Tháng vận động Bảo hiểm xã hội toàn dân
    RA MẮT HỢP TÁC XÃ CHĂN NUÔI ĐIỆN BIÊN
    Các đồng chí Lãnh đạo huyện thăm, tặng quà các cháu nhân Ngày Quốc tế Thiếu nhi 01/6
    Công an huyện Điện Biên tổ chức Hội nghị biểu dương gương "người tốt việc tốt" giai đoạn 2015- 2020
    Lễ phát động toàn dân tập luyện môn bơi phòng, chống đuối nước huyện Điện Biên năm 2020
    Thường trực HĐND tỉnh tổ chức phiên họp giải trình
    Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa các dân tộc huyện Điện Biên
    Báo chí, truyền thông và nhiệm vụ bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh, phản bác các quan điểm sai trái, thù địch
    Khai giảng lớp bồi dưỡng ngạch chuyên viên huyện Điện Biên khóa VI năm 2020
    621-630 of 2080<  ...  58  59  60  61  62  63  64  65  66  67  ...  >
  • Bản đồ hành chính
  • Liên kết Website
  • Chọn liên kết:
  • Thống kê truy cập
  • Tổng truy cập: