• Căn cước công dân không gắn chip vẫn còn thời hạn sử dụng, có cần đổi?
  • Thời gian đăng: 09/08/2022 03:40:11 PM
  • (Dân trí) - Căn cước công dân của tôi là loại có mã vạch, không phải loại gắn chip và vẫn còn hạn sử dụng đến năm 60 tuổi. Vậy tôi có cần phải đổi không?
  • Căn cước công dân không gắn chip là loại Căn cước có mã vạch cấp cho người dân từ năm 2016 - 2020. Đến nay, vẫn có rất nhiều người đang sử dụng loại Căn cước này làm giấy tờ tùy thân, tuy nhiên CCCD gắn chip có nhiều ưu điểm nổi trội so với loại có mã vạch, vì vậy dù vẫn còn hạn đến năm 60 tuổi nhưng bạn có thể tới cơ quan Công an để được cấp đổi sang loại mới.

    Có một số lưu ý sau với CCCD có mã vạch (loại không gắn chip) cần lưu ý:

    Thời hạn sử dụng của Căn cước công dân không gắn chip

    Thời hạn sử dụng của Căn cước công dân không gắn chip được quy định tại khoản 1 Điều 21 Luật Căn cước công dân 2014:

    1. Thẻ Căn cước công dân phải được đổi khi công dân đủ 25 tuổi, đủ 40 tuổi và đủ 60 tuổi.
    2. Trường hợp thẻ Căn cước công dân được cấp, đổi, cấp lại trong thời hạn 2 năm trước tuổi quy định tại khoản 1 Điều này thì vẫn có giá trị sử dụng đến tuổi đổi thẻ tiếp theo.

    Theo quy định trên, thẻ Căn cước công dân sẽ hết hạn vào ba mốc tuổi là 25 tuổi, 40 tuổi và 60 tuổi.

    Trường hợp thẻ Căn cước được cấp, đổi, cấp lại trước 02 năm so quy định thì thẻ này sẽ có giá trị sử dụng đến độ tuổi đổi thẻ tiếp theo.

    Điểm giống và khác nhau giữa Căn cước công dân không gắn chip và có gắn chip

    Điểm giống nhau

    - Có giá trị sử dụng như nhau, dùng để chứng minh nhân thân một người;

    - Dãy số ở mặt trước của thẻ là mã số định danh cá nhân gồm 12 số tự nhiên;

    - Hình dáng, kích thước tương đương;

    - Có thời hạn sử dụng giống nhau.

    Sự khác biệt giữa Căn cước công dân không gắn chip và có gắn chip

    - Về hình thức, thời gian cấp:

    Tiêu chí

    Căn cước công dân mã vạch

    Căn cước công dân gắn chip

    Nội dung mặt trước của thẻ

    Nội dung không được dịch ra tiếng Anh

    Có phần dịch tiếng anh

    Nội dung mặt sau của thẻ

    Có mã vạch hai chiều

    - Có con chíp điện tử

    - Có dãy ký tự và số được gọi là dòng MRZ

    Thời gian cấp

    Được cấp từ ngày 01/01/2016 đến 31/12/2020. Đến nay đã dừng cấp

    Được cấp từ tháng 01/01/2021 đến nay.

    - Căn cước công dân gắn chip có nhiều công dụng mới vượt trội mà Căn cước mã vạch không có:

    + Khả năng lưu trữ lớn, đồng bộ thông tin với Cơ sở dữ liệu Quốc gia: Con chip ở mặt sau của thẻ Căn cước công dân loại mới là con chip điện tử có khả năng chứa dữ liệu lớn, lưu giữ được rất nhiều thông tin về nhân thân.

    Các thông tin này đồng bộ với Cơ sở dữ liệu Quốc gia và được lưu giữ với độ bảo mật cao, chỉ có đầu đọc chip chuyên dụng mới có thể trích xuất thông tin từ con chip này. 

    + Tích hợp nhiều loại giấy tờ quan trọng: Hiện nay nước ta đang dần tích hợp Căn cước công dân gắn chip với các giấy tờ cá nhân theo Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư ban hành kèm Quyết định 06/QĐ-TTg.

    Đề án này đặt mục tiêu sẽ từng bước thay thế giấy tờ cá nhân trên cơ sở tích hợp giấy tờ cá nhân vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư để chỉ cần sử dụng Căn cước công dân gắn chip.

    Một số giấy tờ quan trọng được triển khai đầu tiên có thể kể đến như: Giấy phép lái xe, thẻ bảo hiểm y tế, giấy chứng nhận tiêm chủng, thẻ cán bộ, công chức, viên chức….

    Nhờ việc tích hợp các loại giấy tờ lên thẻ Căn cước công dân gắn chip, việc thực hiện thủ tục hành chính sẽ trở nên thuận tiện hơn.

    Trường hợp bắt buộc phải đổi từ Căn cước mã vạch sang Căn cước gắn chip

    Điều 21, 23 Luật Căn cước công dân 2014, có 08 trường hợp người sử dụng Căn cước công dân mã vạch phải đổi sang thẻ Căn cước công dân gắn chip:

    - Khi đủ 25 tuổi, đủ 40 tuổi và đủ 60 tuổi.

    - Thẻ Căn cước bị hư hỏng không sử dụng được;

    - Công dân có thay đổi họ, chữ đệm, tên;

    - Công dân đã thay đổi đặc điểm nhận dạng;

    - Công dân xác định lại giới tính, quê quán;

    - Căn cước công dân có sai sót về thông tin;

    - Công dân bị mất thẻ Căn cước;

    - Công dân được trở lại quốc tịch Việt Nam.

     Căn cước mã vạch vẫn còn hạn, có được làm Căn cước gắn chip? 

    Theo điểm e khoản 1 Điều 23 Luật Căn cước công dân, chỉ cần người dân có yêu cầu thì cơ quan Công an có thẩm quyền sẽ tiếp nhận thông tin để làm thủ tục cấp Căn cước công dân. 

    Dù Căn cước mã vạch cũ vẫn còn hạn, người dân vẫn được đổi sang Căn cước công dân gắn chip.

  • Nguồn tin: https://dantri.com.vn/ban-doc/can-cuoc-cong-dan-khong-gan-chip-van-con-thoi-han-su-dung-co-can-doi-20220809091742816.htm
  • Các tin bài khác:
  • Kỳ họp thứ XII, HĐND huyện Điện Biên khóa XX, nhiệm kỳ 2016-2021
    NHỮNG THAY ĐỔI TRONG ĐÁNH GIÁ XẾP LOẠI ĐẢNG VIÊN NĂM 2019
    Chương trình trao tặng quà “Tết vì người nghèo, nạn nhân chất độc da cam”, xuân Canh Tý 2020
    HỘI NGHỊ THƯỜNG NIÊN VỀ CHƯƠNG TRÌNH MỖI XÃ MỘT SẢN PHẨM (OCOP) HUYỆN ĐIỆN BIÊN NĂM 2019
    Một số kết quả trong xây dựng nông thôn mới huyện Điện Biên giai đoạn (2016 - 2020)
    Văn bằng của trung tâm chính trị cấp huyện có giá trị làđiều kiện để xếp ngạch, bậc cán bộ, công chức, viên chức
    90 NĂM NGÀY THÀNH LẬP ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM (03/2/1930-03/2/2020)
    Đặc sắc Ngày hội Giao lưu văn hóa dân tộc Mông Huyện Điện Biên lần thứ IV, năm 2019
    Phát triển Lĩnh vực ngành Thông tin và Truyền thông trong nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn huyện
    561-570 of 2080<  ...  52  53  54  55  56  57  58  59  60  61  ...  >
  • Bản đồ hành chính
  • Liên kết Website
  • Chọn liên kết:
  • Thống kê truy cập
  • Tổng truy cập: