BIỂN VÀ HẢI ĐẢO VIỆT NAM – HUYẾT MẠCH THIÊNG LIÊNG CỦA TỔ QUỐC
Trải dài hơn 3.260 km bờ biển từ Móng Cái (Quảng Ninh) đến Hà Tiên (Kiên Giang), Việt Nam là quốc gia biển với vị trí địa chiến lược đặc biệt quan trọng trong khu vực Đông Nam Á. Không chỉ mang trong mình những giá trị kinh tế to lớn, biển và hải đảo Việt Nam còn là không gian sinh tồn, là cội nguồn văn hóa, là phên dậu thiêng liêng của Tổ quốc. Việc gìn giữ, bảo vệ chủ quyền biển đảo không chỉ là trách nhiệm của lực lượng vũ trang, của những người lính nơi đầu sóng ngọn gió, mà còn là nghĩa vụ thiêng liêng của mỗi người dân đất Việt.
HỘI NGHỊ BÁO CÁO VIÊN CẤP TỈNH THÁNG 5/2025
Sáng nay (20/5), Ban Tuyên giáo và Dân vận Tỉnh ủy Điện Biên tổ chức Hội nghị báo cáo viên cấp tỉnh tháng 5/2025. Hội nghị được tổ chức trực tiếp kết hợp trực tuyến tại 9 điểm cầu cấp tỉnh trong đó tại điểm cầu Ban Tuyên giáo và Dân vận Tỉnh ủy có 50 đại biểu, 9 điểm cầu cấp huyện, 65 điểm cầu cấp xã với tổng số 2.952 đại biểu tham dự.
Lễ ra quân hưởng ứng Tháng vận động triển khai Bảo hiểm xã hội toàn dân
Sáng ngày 17/5/2025, Bảo hiểm xã hội (BHXH) huyện Điện Biên tổ chức Lễ ra quân hưởng ứng Tháng vận động, triển khai BHXH toàn dân tuyên truyền, vận động người dân tham gia BHXH tự nguyện, bảo hiểm y tế (BHYT) hộ gia đình. Dự Lễ ra quân có đồng chí Nguyễn Thị Bắc - Giám đốc BHXH huyện, đồng chí Hà Văn Hợi - Giám đốc Bưu Điện Huyện cùng các chuyên viên BHXH huyện; các tổ dịch vụ thu của Bưu điện huyện.
CHUNG TAY VÌ MỘT KỲ THI TỐT NGHIỆP TRUNG HỌC PHỔ THÔNG NĂM 2025 AN TOÀN, NGHIÊM TÚC, THÀNH CÔNG
Năm 2025, kỳ thi diễn ra trong bối cảnh đổi mới toàn diện giáo dục phổ thông, với nhiều quy định cập nhật, chặt chẽ và phù hợp hơn với thực tiễn. Đây không chỉ là kỳ thi đánh giá kết quả học tập của học sinh sau 12 năm đèn sách, mà còn là căn cứ để xét công nhận tốt nghiệp, làm cơ sở để tuyển sinh đại học, cao đẳng và giáo dục nghề nghiệp. Trên hết, đó là thước đo của sự công bằng, khách quan và trung thực trong giáo dục.
HƯỞNG ỨNG NGÀY QUỐC TẾ ĐA DẠNG SINH HỌC NĂM 2025 – CHUNG TAY BẢO VỆ HỆ SINH THÁI VÌ TƯƠNG LAI BỀN VỮNG
Ngày 22 tháng 5 hằng năm được Liên Hợp Quốc chọn là Ngày Quốc tế Đa dạng Sinh học nhằm nâng cao nhận thức của toàn nhân loại về tầm quan trọng của sự đa dạng sinh học đối với sự sống trên Trái đất. Năm 2025, trong bối cảnh toàn cầu đang phải đối mặt với những thách thức nghiêm trọng từ biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường, suy thoái tài nguyên thiên nhiên và sự tuyệt chủng hàng loạt của các loài sinh vật, thông điệp từ Ngày Quốc tế Đa dạng Sinh học càng trở nên cấp thiết và mang tính thời sự sâu sắc.
Tuần lễ Biển và Hải đảo Việt Nam – Chung Tay Vì Đại Dương Bền Vững
Tuần lễ Biển và Hải đảo Việt Nam, được tổ chức hằng năm từ ngày 1 đến ngày 8 tháng 6, không chỉ là dịp để nâng cao nhận thức cộng đồng về vai trò và giá trị chiến lược của biển, đảo, mà còn là lời hiệu triệu mạnh mẽ kêu gọi mỗi người dân Việt Nam cùng chung tay bảo vệ môi trường biển, giữ gìn chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc nơi đầu sóng. Tuần lễ Biển và Hải đảo Việt Nam năm 2025 với chủ đề “Công nghệ xanh để đại dương bền vững”.
Ngày Đại dương thế giới 2025: Đại dương kỳ diệu – Giữ gìn nguồn sống của nhân loại
Giữa không gian bao la của hành tinh xanh, đại dương chiếm tới hơn 70% diện tích bề mặt Trái đất, là nơi khởi nguồn của sự sống, là lá phổi xanh điều hòa khí hậu, là kho tàng tài nguyên vô giá nuôi dưỡng hàng tỷ sinh linh. Thế nhưng, trong guồng quay phát triển không ngừng của loài người, đại dương đang phải oằn mình chống chịu trước những tổn thương ngày một nghiêm trọng do chính con người gây ra. Ngày Đại dương thế giới năm 2025 – với chủ đề “Đại dương kỳ diệu: Giữ gìn nguồn sống của nhân loại” – là lời nhắc nhở mạnh mẽ và đầy khẩn thiết về trách nhiệm chung tay gìn giữ, bảo vệ môi trường biển, không chỉ cho hôm nay mà cho cả mai sau.
Tổ chức lấy ý kiến Nhân dân, các ngành, các cấp về dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013
Trong tiến trình phát triển đất nước, việc hoàn thiện hệ thống pháp luật và Hiến pháp là nhiệm vụ trọng yếu nhằm đảm bảo tính ổn định và bền vững của nền tảng chính trị - pháp lý. Trên tinh thần đó, việc tổ chức lấy ý kiến Nhân dân, các ngành, các cấp đối với dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 là một hoạt động có ý nghĩa chính trị - pháp lý to lớn, thể hiện sinh động quyền làm chủ của Nhân dân và vai trò trung tâm của Nhân dân trong đời sống chính trị quốc gia.
Kết luận số 137-KL/TW: Quyết tâm sắp xếp, tinh gọn bộ máy hành chính, xây dựng chính quyền địa phương 2 cấp hiệu lực, hiệu quả”
Nhằm quán triệt, tuyên truyền sâu rộng chủ trương, đề án sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính các cấp và xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp theo Kết luận số 137-KL/TW ngày 28/3/2025 của Bộ Chính trị và các văn bản chỉ đạo của tỉnh đến toàn hệ thống chính trị và Nhân dân. Ngày 08/05/2025, Ban Thường vụ Huyện ủy đã xây dựng, ban hành Kế hoạch tuyên truyền thực hiện Kết luận số 137-KL/TW, ngày 28/3/2025 của Độ Chính trị, Ban Bí thư về Đề án sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính các cấp và xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp với mục tiêu tạo sự đồng thuận, thống nhất cao về nhận thức và hành động trong cán bộ, đảng viên và các tầng lớp Nhân dân.
Dự thảo sửa đổi, bổ sung Hiến pháp năm 2013 – Bước đi chiến lược để hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Hiến pháp là đạo luật cơ bản, có hiệu lực pháp lý cao nhất trong hệ thống pháp luật, là nền tảng chính trị - pháp lý cho toàn bộ tổ chức và hoạt động của Nhà nước, thể hiện ý chí, nguyện vọng và lợi ích của nhân dân. Trong tiến trình phát triển của đất nước, mỗi lần sửa đổi Hiến pháp đều gắn liền với một dấu mốc quan trọng, một giai đoạn chuyển mình của xã hội, nhằm đáp ứng yêu cầu thực tiễn và định hướng chiến lược cho tương lai. Việc triển khai Dự thảo sửa đổi, bổ sung Hiến pháp năm 2013 trong giai đoạn hiện nay là minh chứng rõ nét cho tinh thần đổi mới không ngừng, đặt lợi ích của quốc gia và nhân dân lên hàng đầu, đồng thời thể hiện quyết tâm chính trị mạnh mẽ trong việc hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
ĐẨY MẠNH PHÒNG NGỪA, PHÁT HIỆN VÀ NGĂN CHẶN VI PHẠM CỦA TỔ CHỨC ĐẢNG VÀ ĐẢNG VIÊN
Sự vững mạnh của Đảng là nhân tố quyết định sự phát triển bền vững của đất nước và lòng tin của Nhân dân. Trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập sâu rộng, khi những thách thức về đạo đức, lối sống, cùng những nguy cơ suy thoái chính trị, tự diễn biến, tự chuyển hóa đâu đó vẫn hiện hữu, việc giữ gìn sự trong sạch của tổ chức đảng và đội ngũ đảng viên trở thành yêu cầu sống còn. Nhận thức rõ điều này, Ban Bí thư Trung ương Đảng đã ban hành “Quy định số 285-QĐ/TW ngày 22 tháng 4 năm 2025 về phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn vi phạm của tổ chức đảng và đảng viên” nhằm cụ thể hóa các nguyên tắc, phương thức và trách nhiệm trong công tác phòng ngừa, phát hiện và ngăn chặn vi phạm của tổ chức đảng và đảng viên. Đây không chỉ là một văn bản quy phạm, mà còn là kim chỉ nam hành động trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng trong tình hình mới.
PHÒNG CHỐNG NGỘ ĐỘC THỰC PHẨM – BẢO VỆ SỨC KHỎE CỘNG ĐỒNG
Trong nhịp sống hiện đại ngày nay, khi nhu cầu tiêu dùng, sử dụng thực phẩm ngày càng tăng cao thì vấn đề an toàn thực phẩm cũng trở thành một mối quan tâm hàng đầu của toàn xã hội. Ngộ độc thực phẩm – một hiểm họa tiềm ẩn trong chính bữa ăn hàng ngày – không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của từng cá nhân mà còn có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng đối với cộng đồng nếu không được kiểm soát kịp thời và hiệu quả. Vì vậy, tuyên truyền, nâng cao nhận thức, kiến thức về phòng chống ngộ độc thực phẩm là một nhiệm vụ cấp thiết trong bảo vệ sức khỏe cộng đồng.
Kết luận số 105-KL/TW của Bộ Chính trị - Tăng cường kiểm soát kê khai tài sản: Giải pháp then chốt trong công cuộc phòng, chống tham nhũng, tiêu cực
Trong bối cảnh công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực đang ngày càng được đẩy mạnh, minh bạch tài sản, thu nhập của cán bộ, đảng viên là một yêu cầu cấp thiết nhằm xây dựng một nền hành chính liêm chính, công khai, hiệu quả. Nhận thức sâu sắc tầm quan trọng đó, ngày 04/12/2024, Bộ Chính trị đã ban hành Kết luận số 105-KL/TW về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 33-CT/TW ngày 03/01/2014 của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với việc kê khai và kiểm soát việc kê khai tài sản; khẳng định rõ vai trò then chốt của việc kê khai và kiểm soát tài sản trong hệ thống chính trị và công tác cán bộ.