CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ HUYỆN ĐIỆN BIÊN
  • Lễ hội Tết Hoa dân tộc Cống bản Huổi Moi, xã Pa Thơm, huyện Điện Biên
  • Thời gian đăng: 06/12/2019 08:08:35 AM
  • Trong 2 ngày mùng 3 và 4/12/2019, UBND xã Pa Thơm tổ chức Lế hội Tết Hoa dân tộc Cống bản Huổi Moi, xã Pa Thơm, huyện Điện Biên.Dự Lễ hội có các đồng chí đại biểu lãnh đạo đại diện: Ban Dân tộc tỉnh, HĐND huyện Điện Biên; Ban Dân vận - Ủy ban MTTQ huyện Điện Biên; Lãnh đạo các phòng, ban của huyện; lãnh đạo xã Pa Thơm và nhân dân bản Huổi Moi; bản Púng Bon, xã Pa Thơm.

    Tet-Hoa-2019.jpg

    (Đồng chí: Lò Xuân Nam - Phó trưởng ban Dân tộc tỉnh phát  biểu tại khai mạc lễ hội).

    Cũng như các dân tộc anh em khác trên địa bàn, Người Cống bản: Púng Bon, Huổi Moi (xã Pa Thơm, huyện Điện Biên) Bên cạnh đời sống vật chất, người Cống còn có đời sống tinh thần phong phú thông qua trang phục, các phong tục, tập quán, lễ hội(Tết Hoa, lễ cúng bản, lễ cúng tổ tiên, lễ cưới, lễ lên nhà mới, lễ lên Lão, lễ tạ ơn Ngọc Hoàng…) trong đó Tết Hoa là độc đáo nhất bởi đây là nghi lễ diễn ra trong ngày Tết cổ truyền của người Cống.

    Các nghi lễ diễn ra trong Tết hoa ngoài yếu tố linh thiêng còn có sự tham gia của các yếu tố nghệ thuật trình diễn dân gian nên cuốn hút cả cộng đồng cùng hướng về cội nguồn tổ tiên và bày tỏ lòng biết ơn với các thần linh, các quan thổ thần, thổ địa nơi đồng bào sinh sống đã phù hộ cho họ một năm có sức khỏe và mùa màng tươi tốt, đồng thời cầu xin những điều tốt đẹp cho một năm mới. Lễ hội thường được tổ chức vào tháng 9 âm lịch hằng năm, sau khi thu hoạch vụ mùa, công việc nương rẫy tạm gác lại để chuẩn bị đón mừng năm mới (người Cống ở giáp biên giới Việt - Lào, dùng theo lịch của người Lào, một năm chỉ có 10 tháng); Họ quan niệm kết thúc vụ mùa có nghĩa là kết thúc một năm cũ. Người Cống coi đời sống tâm linh là hết sức linh thiêng, niềm tin về cõi thiêng đó không bao giờ tắt. Họ luôn tin rằng bên cạnh sự nỗ lực cuả bản thân trong cuộc sống mưu sinh, các thần linh, tổ tiên luôn đồng hành để tiếp thêm sức mạnh cho họ vượt qua thử thách và làm nên những điều kỳ diệu trong cuộc sống.

    Tet-Hoa-2019-2.jpg

    Theo tổ tiên người Cống lưu truyền, nếu Tết hoa (Mền loóng phạt ai)  chưa được tổ chức thì chưa ai được phép đi phát nương, đào củ mài và vui chơi, ca hát. Trước đây, Lễ diễn ra từ (03-04) ngày, nay rút ngắn lại chỉ còn 01 ngày, 01 đêm.

    Diễn trình Tết hoa gồm nhiều lễ thức khác nhau: Sáng sớm ngày diễn ra lễ, chủ mỗi gia đình lên nương lúa hái hoa Mào Gà gieo quanh nương mang đến nhà thầy cúng và cùng nhau trang trí hoa từ gốc tới ngọn, trên một cây tre cao tới sát nóc còn nguyên cành dựng giữa nhà (Hoa Mào Gà theo quan niệm của người Cống là biểu tượng của sự may mắn, tốt đẹp). Màu hoa Mào Gà đỏ thắm, tạo nên không khí ấm áp khắp không gian lễ. Lễ vật mỗi gia đình mang đến làm lý 01 con Gà trống trọng lượng tùy theo từ 0,5 - 01 kg và 01 chai rượu. Mâm cúng được đặt dưới gốc cây hoa, lễ vật gồm những chai rượu đặt trên bàn cúng và những con vật dâng lễ hiến sinh đặt dưới chân mâm cúng. Đạo cụ dùng trong lễ cúng gồm có trống, chiêng đồng(Chiêng của người Cống có pha Bạc nên âm thanh đánh lên vang giòn và ngân xa).

    Sau những hồi trống, chiêng âm vang khắp bản là báo hiệu lễ cúng của Tết hoa bắt đầu. Thầy cúng ngồi trước mâm cúng, kính cẩn mời các thần linh, tổ tiên về dự lễ; xin phép tổ chức Tết hoa cho bản, dâng lễ vật lên các thần linh, tổ tiên.

    Tet-Hoa-2019-3.jpg

    Lời thầy cúng: “ Một năm cũ đã qua rồi, năm mới đến không phải kiêng kỵ gì nữa, chúng con báo cho các thần linh, tổ tiên biết chúng con tổ chức Tết hoa, múa xòe để được đào củ mài, phát nương”.

    Những con vật hiến sinh sau đó được mang đi làm thịt để chuẩn bị cho mâm cỗ cúng (đồ chín). Mâm cũng lúc này gồm: Rượu, thịt gà luộc vẫn đặt ở vị trí ban đầu. Thầy cúng trịnh trọng xướng lời mời các thần linh, tổ tiên ăn cỗ. Thầy thay mặt dân bản báo cáo tình hình mùa màng, chăn nuôi, sức khỏe của bà con trong năm qua và cầu xin các thàn linh, tổ tiên phù hộ dân bản sang năm mới dồi dào sức khỏe, mùa màng bội thu, gà, lợn đầy chuồng và cầu cho mọi sự tốt lành may mắn đến cho bản mường. Sau đó, thầy cúng nâng chén rượu chúc mọi người sang năm mới những điều tốt đẹp nhất.

    Tet-Hoa-2019-4.jpg

    Kết thúc phần lễ, phần hội diễn ra trong không khí  tưng bừng, náo nhiệt cả bản, cả mường…cùng hân hoan trong điệu xòe, họ cùng hát những làn điệu dân ca truyền thống. Họ cùng nhảy múa, hát ca và ném những hạt giống thóc, ngô ra khắp không gian xung quanh; với mong ước bản mường bước sang một năm mới vạn vật sẽ sinh sôi nảy nở như những trận mưa hạt giống này. Trong phần hội Tết hoa ở bản Huổi Moi bà con còn tham gia thi các trò chơi như Kéo co, đấy gậy, đi cà kheo, bắn nỏ.

    Các nghi lễ Tết hoa kết thúc, thầy cúng lần lượt đi cúng cho từng nhà (mỗi gia đình kết sẵn một vòng hoa mào gà nhỏ đặt vừa đầu người treo trên một chiếc sào gác ngang qua xà gian chính giữa nhà).Thầy cúng thay lời gia chủ kính cẩn trước bàn thờ và khấn cầu cho gia đình.     

    Tết hoa là lễ hội cổ truyền đặc sắc mà không phải dân tộc nào cũng có, nếu như không nói là rất hiếm; hình thức sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng lâu đời tiêu biểu đó được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, chứa đựng những yếu tố văn hóa tích cực gắn với xã hội người Cống; phản ánh sinh động đời sống và bản sắc tộc người. Chính vì vậy Tết hoa từ bao đời nay và mãi mãi vẫn là một nhu cầu tâm linh không thể thiếu được trong đời sống tinh thần mỗi dịp đón mừng năm mới của đồng bào dân tộc Cống.

  • Tác giả: Đình Chiến - Phòng VH&TT huyện Điện Biên
  • Các tin bài khác:
  • Hội đồng nhân dân huyện Điện Biên tổ chức Kỳ họp thứ Mười sáu, nhiệm kỳ 2021-2026
  • Gặp mặt, tặng quà người có công với cách mạng Nhân dịp kỷ niệm 79 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2023)
  • KHEN THƯỞNG CHO CÁC TẬP THỂ VÀ CÁ NHÂN CÓ THÀNH TÍCH XUẤT SẮC TRONG ĐẤU TRANH BẮT GIỮ ĐỐI TƯỢNG MUA BÁN TRÁI PHÉP CHẤT MA TÚY VÀ VẬT LIỆU NỔ
  • HỘI NGHỊ TRỰC TUYẾN TOÀN QUỐC TỔNG KẾT CÔNG TÁC NĂM 2023 VÀ TRIỂN KHAI NHIỆM VỤ CÔNG TÁC NĂM 2024 CỦA NGÀNH NỘI VỤ
  • Hội nghị đánh giá tình hình 2 năm triển khai Đề án 06 của Chính phủ
  • Lãnh đạo huyện Điện Biên thăm, chúc mừng Ban Chỉ huy quân sự huyện và các đơn vị quân đội nhân ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam
  • Hội nghị gặp mặt, tuyên truyền, vận động người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số tham gia phòng, chống ma túy huyện Điện Biên
  • Huyện Điện Biên tổ chức phiên đấu giá quyền sử dụng đất đợt 2 khu đất tại thôn 24, xã Noong Hẹt
  • Phát huy hiệu quả nguồn vốn cho vay hộ mới thoát nghèo
  • Đoàn cán bộ, giáo viên các tỉnh phía Bắc Lào học tập làm việc tại Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Điện Biên
  • 1711-1720 of 2039<  ...  167  168  169  170  171  172  173  174  175  176  ...  >
  • Ảnh đẹp huyện Điện Biên Thư viện ảnh
  • Bản đồ hành chính

  • Liên kết Website
  • Thống kê truy cập
  • Tổng truy cập: