CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ HUYỆN ĐIỆN BIÊN
  • Huyện Điện Biên với công tác chăm sóc, trợ giúp người khuyết tật
  • Thời gian đăng: 29/08/2019 11:15:45 AM
  • Những năm qua, Đảng và Nhà nước ta đã ban hành và thực hiện nhiều chủ trương, chính sách, pháp luật và nhiều ưu đãi đối với người khuyết tật. Xác định công tác chăm sóc, bảo vệ người khuyết tật là một chính sách lớn của Đảng, Nhà nước và là hoạt động có ý nghĩa chính trị-xã hội, nhân văn sâu sắc. Các cấp, các ngành trên địa bàn huyện Điện Biên, bằng những việc làm thiết thực đã tạo điều kiện tốt nhất để chăm sóc, bảo vệ người khuyết tật. Từ đó người khuyết tật đã được tiếp thêm sức mạnh để tự tin vượt qua khó khăn, vươn lên trong cuộc sống, hòa nhập cộng đồng.

    Theo số liệu thống kê hiện nay huyện Điện Biên có khoảng trên 2.000 người khuyết tật chiếm khoảng 0,2% dân số, trong đó người khuyết tật nhẹ là gần 500 trường hợp, khuyết tật nặng là 1.172 trường hợp, đặc biệt nặng là 348 trường hợp. Thực hiện Luật người khuyết tật, cùng các chính sách, pháp luật liên quan, UBND huyện Điện Biên đã thường xuyên, kịp thời kiểm tra, rà soát việc thực hiện chính sách cho người khuyết tật, gia đình có người khuyết tật nhằm động viên khích lệ các đối tượng vươn lên hoà nhập cộng đồng. Phòng  Lao động-Thương binh và Xã hội huyện chủ động phối hợp với các ngành, cơ quan đơn vị, doanh nghiệp luôn quan tâm, chăm sóc người khuyết tật, đặc biệt là thực hiện chính sách của Đảng, Nhà nước đối với người khuyết tật.

    Hằng năm, Phòng Lao động -Thương binh và Xã hội huyện Điện Biên đã phối hợp với các cơ quan, tổ chức liên quan tập trung đẩy mạnh công tác tuyên truyền các chủ trương, chính sách pháp luật của Đảng, Nhà nước đối với người khuyết tật nhằm nâng cao nhận thức cho mọi người dân về quyền, nghĩa vụ của người khuyết tật từ đó có những việc làm và hành động thiết thực chăm lo cho người khuyết tật. Vận động các doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, các nhà hảo tâm tặng quà, chăm sóc người khuyết tật; cùng các cơ quan đơn vị, ngành Lao động-Thương binh và Xã hội thực hiện việc chăm sóc hỗ trợ, giúp đỡ về y tế, giáo dục, dạy nghề, giải quyết việc làm đối với người khuyết tật… Ngoài ra còn trợ cấp thường xuyên hàng tháng cho 1.520 người khuyết tật nặng, tổ chức dạy nghề tạo việc làm cho nhiều người khuyết tật.

    Bên cạnh những thành tựu đạt được, dù cuộc sống của người khuyết tật trên địa bàn thành huyện đã được cải thiện nhưng vẫn còn gặp nhiều khó khăn. Trên thực tế, việc dạy văn hóa, đào tạo nghề và tạo việc làm cho người khuyết tật chưa thực sự hiệu quả. Nhiều người khuyết tật còn khả năng lao động, mong muốn tìm công việc phù hợp để không là gánh nặng của gia đình và xã hội nhưng là một thách thức lớn đối với họ. Để giúp đỡ người khuyết tật vững vàng vượt qua khó khăn, từng bước vươn lên ổn định cuộc sống, UBND huyện Điện Biên đã chỉ đạo các phòng, ban, đơn vị liên quan triển khai nhiều hoạt động như: Đẩy mạnh công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức về người khuyết tật; đào tạo, hướng dẫn người khuyết tật tiếp cận các dịch vụ truyền thông và công nghệ thông tin; phát hiện và can thiệp sớm đối với những người khuyết tật cần được phẫu thuật và sử dụng dụng cụ trợ giúp; nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe, phục hồi chức năng cho người khuyết tật dựa vào cộng đồng; tổ chức nhiều hoạt động vui chơi giải trí, văn hóa thể thao, thăm hỏi động viên người khuyết tật...

    Công tác xác nhận khuyết tật và hoạt động của Hội đồng xác định mức độ khuyết tật ở cấp xã cũng được chú trọng. Đến nay, toàn huyện có trên 1.500 người khuyết tật được xác định mức độ khuyết tật và cấp giấy xác định mức độ khuyết tật; 100% người khuyết tật thuộc hộ nghèo, người khuyết tật đang hưởng chế độ bảo trợ xã hội tại cộng đồng được cấp thẻ bảo hiểm y tế. Các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thực hiện biện pháp khám bệnh, chữa bệnh và tư vấn phù hợp đối với người khuyết tật, đặc biệt ưu tiên cho người khuyết tật đặc biệt nặng và người khuyết tật nặng, trẻ em khuyết tật, người cao tuổi khuyết tật, phụ nữ khuyết tật có thai theo quy định của pháp luật về khám bệnh, chữa bệnh.

    Với tinh thần “Tương thân tương ái” của cộng đồng và sự ủng hộ của các ngành, các cấp, các tổ chức xã hội đã có những việc làm tích cực giúp người khuyết tật vươn lên trong cuộc sống, sớm hòa nhập vào cộng đồng. Cùng đồng hành với huyện đã có nhiều tập thể, cá nhân, nhà hảo tâm luôn tham gia đóng góp nhiệt tình công sức, tiền của vật chất vào các chương trình hoạt động do huyện vận động để giúp đỡ ủng hộ người khuyết tật. Quá trình tham gia các tập thể, cá nhân, nhà hảo tâm đã thể hiện tình thương, sự cảm thông chia sẻ với người bất hạnh, những mảnh đời mất đi một phần thân thể của mình. Dù ở cương vị nào và họ là ai, công việc có bận rộn đến đâu nhưng ở đó những tấm lòng vẫn luôn hướng về việc làm thiện nguyện; nếp nghĩ, cách sống của họ tô thắm thêm truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam giàu lòng nhân ái biết giúp đỡ sẻ chia với những người nghèo khó. Một trong những đơn vị đó là Hội Chữ thập đỏ huyện, tỉnh và Quỹ hỗ trợ cộng đồng Lawrence S.Ting đã đồng hành cùng với huyện chăm sóc người khuyết tật trên địa bàn huyện.

    Ngày 29/8/2019 UBND huyện đã phối hợp với Hội Chữ đỏ tỉnh, Quỹ hỗ trợ cộng đồng Lawrence S.Ting tổ chức trao tặng 51 chiếc xe lăn và 14 chiếc xe lắc cho người khuyết tật có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn  thuộc 25 xã. Mỗi người được nhận xe lăn, xe lắc phù hợp với tình trạng khuyết tật của bản thân và được hướng dẫn cách sử dụng xe an toàn, tiện ích. Những chiếc xe lăn, xe lắc này được trao tặng  là những món quà có ý nghĩa thiết thực góp phần giúp cho người khuyết tật thuận tiện trong sinh hoạt và hòa nhập với cộng đồng.

     Nguoi-co-Cong.jpg

    (Đ/C Bùi Hải Bình – UV BTV, Phó Chủ tịch UBND huyện phát biểu tại buổi trao tặng xe lăn, xe lắc cho người khuyết tật).

    Có thể thấy rằng, việc quan tâm, chăm sóc, giúp đỡ người khuyết tật không chỉ là hành động nhân ái mà còn là trách nhiệm của Nhà nước, của gia đình và cộng đồng xã hội để phần nào vơi đi những nỗi đau về thể xác và tinh thần, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho người khuyết tật tự tin hòa nhập với cuộc sống cộng đồng. Trong thời gian tới huyện tiếp tục tiếp nhận sự quan tâm, tạo điều kiện về vật chất cũng như tinh thần của các tập thể, cá nhân, nhà hảo tâm và cộng đồng góp phần chung tay chăm lo, trợ giúp cho người khuyết tật, nhằm bảo đảm an sinh xã hội trên địa bàn huyện Điện Biên./.

  • Tác giả: Nguyễn Khải - Phòng LĐTB&XH huyện
  • Các tin bài khác:
  • Huyện Điện Biên tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả công tác tổ chức, tham gia các hoạt động trong khuôn khổ Năm Du lịch Quốc gia – Điện Biên năm 2024
  • Hội thi nghiệp vụ chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ “Tổ liên gia an toàn phòng cháy, chữa cháy” năm 2024
  • Uỷ ban nhân dân huyện tổ chức cuộc thi sáng tạo thanh thiếu niên, nhi đồng năm 2024
  • KHỞI CÔNG XÂY DỰNG NHÀ ĐẠI ĐOÀN KẾT CHO HỘ NGHÈO
  • Cơ sở dữ liệu căn cước gồm những thông tin gì? So với Luật Căn cước công dân năm 2014 thì có thay đổi gì không?
  • Lợi ích cửa việc bổ sung thông tin lưu trữ trong Cơ sở dữ liệu quốc gia vê dân cư, Cơ sở dữ liệu căn cước?
  • Giá trị sử dụng của thẻ căn cước? Giá trị sử dụng của thông tin được tích hợp trên thẻ Căn cước?
  • Luật Căn cước quy định như thế nào về việc tích hợp thông tin vào thẻ căn cước; việc sử dụng, khai thác thông tín được tích hợp trong thẻ căn cước?
  • Thực hiện việc cấp, quản lý đối với các trường hợp người gốc Việt Nam chưa xác định được quốc tịch đang sinh song tại Việt Nam.
  • Thu thập, cập nhật, chỉnh sửa, tổng hợp thông tin về người lao động trên địa bàn huyện Điện Biên giai đoạn 2024 - 2025
  • 1861-1870 of 2044<  ...  182  183  184  185  186  187  188  189  190  191  ...  >
  • Ảnh đẹp huyện Điện Biên Thư viện ảnh
  • Bản đồ hành chính

  • Liên kết Website
  • Thống kê truy cập
  • Tổng truy cập: