CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ HUYỆN ĐIỆN BIÊN
  • DỰ ÁN LUẬT PHÒNG CHÁY CHỮA CHÁY VÀ CỨU NẠN CỨU HỘ
  • Thời gian đăng: 24/06/2024 09:59:36 AM
  • Việc xây dựng dự án Luật Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ (Luật PCCC và CNCH) là một trong dự án Luật quan trọng, trong việc tăng cường quản lý nhà nước và đề cao trách nhiệm của toàn dân đối vói hoạt động PCCC và CNCH; bảo vệ tính mạng, sức khỏe con người, bảo vệ tài sản của Nhà nước, tố chức và cá nhân, bảo vệ môi trường, bảo đảm an ninh và trật tự an toàn xã hội; đồng thời khắc phục kịp thời những hạn chế, bất cập đang tồn tại, bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất trong công tác quản lý về PCCC và CNCH.

  •           I. SỰ CẦN THIT XÂY DNG, BAN HÀNH LUẬT

              1.Thể chế hóa quan điểm, chủ trương, chính sách của Đảng và tăng cường sự lãnh đạo, quản lý về công tác phòng cháy, chữa cháy, nan, cứu cứu hộ (PCCC, CNCH) được thể hiện các văn bản sau:

              Văn kiện Đại hội XIII của Đảng xác định: Tăng cường công tác phòng, chống cháy, nổ và tìm kiếm CNCH; ứng phó kịp thời, hiệu quả vi các đe dọa an ninh phi truyền thống, nhất là nhiệm vụ CNCH, phòng, chống thiên tai, dịch bệnh; bảo đảm an ninh xã hội, an ninh con người.

              -Kết luận số 19-KL/TW ngày 14/10/2021 của Bộ Chính trị về định hướng Chương trình xây dựng pháp luật nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV; Đ án số 292-ĐA/ĐĐQH15 ngày 20/10/2021 của Đảng đoàn Quốc hội về Định hướng Chương trình xây dựng pháp luật nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV (2021-2026) đề ra nhiệm vụ xây dựng dự án luật điều chỉnh về PCCC và CNCH.

              -Nghị quyết số 99/2019/QH14 ngày 27/11/2019 của Quốc hội, Chỉ thị số 47-CT/TW ngày 25/6/2015 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác PCCC đề ra nhiệm vụ tiếp tục xây dựng, hoàn thiện chính sách, pháp luật ve PCCC, CNCH.

              2.B sung quy định về hoạt động CNCH cho phù hp vi quy định của Hiến pháp năm 2013 và thi hành quy định của Hiến pháp năm 2013 về bảo đảm quyền con người, quyền công dân

              -Hoạt động CNCH của lực lượng PCCC có tác động trực tiếp, làm hạn chế quyền con người, quyền công dân như thực hiện các biện pháp y tế tác dộng đến người bị nạn; phá dỡ nhà, công trình, phương tiện, chướng ngại vật đế mở lối tiếp cận, lối thoát nạn, bố trí phương tiện, dụng cụ, lực lượng CNCH; ngăn chặn, loại bỏ các yếu tố nguy hiếm đe dọa an toàn phương tiện, tài sản, sức khỏe, tính mạng lực lượng CNCH và thực hiện các biện pháp khác trong quá trình CNCH... và theo quy định tại khoản 2 Điều 14 Hiến pháp năm 2013 thì “quyền con người, quyền công dân chỉ có thế bị hạn chế theo quy định của luật”. Tuy nhiên, hiện nay mới chỉ có hoạt động PCCC được quy định trong Luật Phòng cháy và chữa cháy, còn đối với hoạt động CNCH đối với những tai nạn, sự cố thông thường xảy ra trong đời sống hằng ngày mà lực lượng PCCC đang thực hiện lại chưa được quy định cụ thế trong văn bản luật là chưa bao dám đồng bộ, thống nhất của hệ thống pháp luật và không phù họp với Hiến pháp năm 2013, không bảo đảm cơ sở pháp lý đúng quy định đế lực lượng PCCC thực hiện nhiệm vụ.

              -Thực tiễn hiện nay cho thấy, lực lượng Cảnh sát PCCC và CNCH vẫn đang triển khai thực hiện các nhiệm vụ liên quan tới quản lý nhà nước v CÁCH và là lực lượng gỉữ vai trò nòng cốt, thường trực trong công tác CNCH hằng ngày, có đầy đủ các điều kiện, khả năng để thực hiện nhiệm vụ và thực tiễn hoạt động đã đạt được nhiều kết quả quan trọng, được các cấp ủy đảng, chính quyền và nhân dân ghi nhận, góp phần bảo đảm an ninh, trật tự, phục vụ yêu cầu phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của đất nước.

              -Qua tham khảo kinh nghiệm của nhiều nước trên thế giới như Nhật Bản, Hàn Quốc, Nga, Mỹ, Đức, Pháp, Thái Lan, Singapore, Malaysia... đều giao nhiệm vụ CNCH cho lực lượng PCCC chuyên trách làm nòng cốt đảm nhiệm và tham giá phối họp còn có các lực lượng khác ở cơ sở đã đem lại hiệu quả cao trong công tác CNCH khi xảy ra sự cố, tai nạn.

              3.Khắc phục hạn chế, vướng mắc, bất cập của pháp luật hiện hành và đáp ứng yêu cầu thực tiễn khách quan trọng tình hình mi

              Bên cạnh những kết quả đã đạt được, quá trình triển khai thi hành Luật Phòng cháy và chữa cháy đã bộc lộ một số hạn chế, vướng mắc, bất cập cần được nghiên cứu sửa dổi, bổ sung đáp ứng yêu cầu thực tiễn và tăng cường công tác quản lý nhà nước về PCCC, CNCH trong tình hình mới. Nội dung này đã được báo cáo cụ thể trong Tờ trình số 795/TTr-BCA ngày 09/11/2023 của Bộ Công an.

                II. MỤC ĐÍCH, QUAN ĐIỂM XÂY DỤNG LUẬT

               1. Mục đích

              - Một là, thể chế hóa quan điểm, chủ trương của Đảng về tăng cường, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về PCCC; cụ thể hóa và tạo cơ sở pháp lý để bảo đảm thi hành quy định của Hiến pháp năm 2013 về quyền con người, quyền công dân.

              -Hai là, đáp ứng yêu cầu thực tiễn công tác bảo đảm an ninh, trật tự; bảo vệ tính mạng, sức khỏe con người, tài sản của nhà nước, cơ quan, tổ chức, cá nhân; tạo môi trường an toàn phục vụ phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội và hội nhập quốc tế.

              -Ba là, tạo cơ sở pháp lý đầy đủ trong hoạt động PCCC, CNCH; bảo đảm sự dồng bộ, thống nhất trong hệ thống pháp luật; khắc phục hạn chế, vương mắc, bất cập của pháp luật hiện hành và bổ sung quy định đáp ứng yêu cầu thực tiễn trong tình hình mớỉ.

              2.Quan điểm xây dựng Luật

              Một là, tuân thủ Hiến pháp, bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ trong hệ thống pháp luật; bảo đảm các quy định của Luật được cụ thể và có tính khả thi.

              Hai là, tổng kết đầy đủ, toàn diện thực tiễn thi hành pháp luật về PCCC, CNCH; kế thừa các quy định còn phù hợp, khắc phục những hạn chế, vướng mắc, bất cập và bổ sung quy định mới để nâng cao hiệu quả công tác PCCC, CNCH.

              Ba là, tham khảo có chọn lọc pháp luật của một số nước về PCCC, CNCH để vận dụng quy định cho phù hợp với điều kiện thực tiễn tại Việt Nam.

              III. NỘI DUNG CƠ BẢN CÁC CHÍNH SÁCH CỦA D ÁN LUẬT

              1.Chính sách 1: Quy định bao quát, thống nhất hoạt động PCCC; phân loại cơ sở thuộc diện quản lý về PCCC; phân công, phân cấp, xác định trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trong hoạt động PCCC với các nội dung sau đây:

              -Quy định bao quát, cụ thể các loại hình cơ sở thuộc diện quản lý v PCCC; điều chỉnh các quy định còn chưa cụ thể, chưa rõ ràng hoặc bổ sung các nội dung mới để đảm bảo thực thi quy định về hoạt động PCCC.

              -Nghiên cúu bổ sung các quy định về phân công, phân cấp trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức trong quản lý về PCCC; nâng cao trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nước về PCCC cũng như trách nhiệm của các cấp, các ngành, các đơn vi, cơ sở, chủ hộ gia đình, cá nhân trong việc t chức thực hiện công tác PCCC; đẩy mạnh việc phân công, phân cấp, đơn giản hóa thủ tục hành chính trong công tác đầu tư, quản lý hoạt động PCCC.

              -Đổi mới nội dung, hình thức, phương pháp và tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục kiến thức, kỹ năng về PCCC.

              2.Chính sách 2: Quy định cụ thể các hoạt động CNCH có tác động trực tiếp đến quyền con người, quyền công dân mà chưa được quy định trong văn bản Luật với các nội dung sau đây:

              Bổ sung các quy định cụ thể về tổ chức, hoạt động CNCH, phạm vi hoạt động CNCH, các điều kiện bảo đảm và trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong công tác CNCH; quy định phòng ngừa sự cố, tai nạn; huấn luyện kỹ năng, nghiệp vụ CNCH; xây dụng phương án sẵn sàng xử lý các tình huống CNCH; công tác tuyên truyền, hướng dẫn kiến thức về CNCH; chế độ chính sách đối với lực lượng thực hiện nhiệm vụ CNCH và nhũng vấn đề khác có liên quan tới công tác CNCH.

              3.Chính sách 3: Quy định thực hiện xã hội hóa công tác PCCC đối với một số nội dung quản lý nhà nước về PCCC vói các nội dung sau đây:

              Sửa đổi, bổ sung các quy định để đẩy mạnh xã hội hóa một số nội dung trong lĩnh vực PCCC như: Tư vấn thiết kế, tư vấn thm định, tư vấn giám sát về phòng cháy, chữa cháy; kiểm định kỹ thuật về phòng cháy, chữa cháy; thi công, lắp đặt, bảo dưỡng hệ thống phòng cháy và chữa cháy; kiểm tra về PCCC; tuyên truyền, huấn luyện, hướng dẫn về nghiệp vụ PCCC và CNCH; kinh doanhphương tiện, thiết bị, vật tư PCCC và CNCH. Bên cạnh đó, có chính sách ưu đãi thuế đối với tổ chức, cá nhân sản xuất, lắp ráp phương tiện PCCC; hoàn trả bôi thường thiệt hại phương tiện, tài sản được huy động để chữa cháy; chính sách dối với người tham gia chữa cháy; chính sách khuyến khích đầu tư cho hoạt động PCCC...

              4.Chính sách 4: Xây dựng, bố trí lực lượng, nhiệm vụ của lực lượng PCCC và CNCH vớỉ các nội dung sau đây:

              -Điều chỉnh quy định việc xây dựng, bổ trí lực lượng phù hp vi từng địa phương, địa bàn và linh động để các địa phương được chủ động căn cứ vào yêu cầu công tác bảo đảm PCCC, CNCH ở từng địa bàn, cơ sở.

              -Quy định cụ thể, toàn diện nhiệm vụ của lực lượng PCCC và CNCH trong văn bản luật, nhất là những nhiệm vụ có liên quan trực tiếp đến việc bảo đảm quyền con người, quyền công dân, qua đó bảo đảm cơ sở pháp lý cho việc thực thí nhiệm vụ của lực lượng PCCC và CNCH cũng như bảo đảm quyền con người, quyền công dân được thực hiện theo đúng quy định của Hiến pháp năm 2013.

              -Đối mới và đa dạng hóa hình thức, chương trình đào tạo, bồi dưỡng, huấn luyện để nâng cao trình độ, năng lực cho đội ngũ lực lượng Cảnh sát PCCC và CNCH ; củng cố, phát triển lực lượng PCCC cơ sở, chuyên ngành và dân phòng; nghiên cứu quy định về hoạt động PCCC, CNCH tình nguyện để tăng cường nguồn nhân lực phục vụ hoạt động PCCC và CNCH.

              5.Chính sách 5: Bảo đảm điều kiện đối với hoạt động PCCC, CNCH với những nội dung sau đây:

              -Huy động nguồn lực đầu tư cho hoạt động PCCC và CNCH từ các nguồn ngân sách nhà nước, nguồn vốn ODA, nguồn thu từ bảo hiểm cháy, n, nguồn đóng góp tự nguyện, tài trợ của các tổ chức, cá nhân trong nước, tổ chức, cá nhân nước ngoài và các nguồn lực khác theo quy định của pháp luật.

              -Đy mạnh xã hội hóa đầu tư phát triển PCCC thông qua các tổ chức chính trị - xã hội, Hiệp hội phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ Việt Nam và các tổ chức xã hội khác; bổ sung, hoàn thiện chế độ, chính sách nhằm thu hút nhân lực phục vụ chuyên nghiệp trong lực lượng Cảnh sát PCCC, CNCH và các lực lương PCCC cơ sở.

              IV. MỘT SỐ NỘI DUNG LỚN CỦA DỰ THẢO LUẬT

              Dự thảo Luật gồm 09 chương, 65 điều, với những nội dung cơ bản như sau:

              1. Chương I về quy định chung. Dự thảo Luật bổ sung quy định về phạm vi điều chỉnh đối với hoạt động cứu nạn, cứu hộ để cụ thể hoá và thi hành quy định của Hiến pháp năm 2013 về bảo đảm quyền con người, quyền công dân; đồng thời, bổ sung và quy định bao quát hơn các nội dung có liên quan đến quản lý về phòng cháy, chữa cháy đáp ứng yêu cầu thực tiễn. Cụ thể, dự thảo Luật quy định về: Phạm vi điều chỉnh; đối tượng áp dụng; giải thích từ ngữ; nguyên tắc, chính sách của nhà nước về phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ; trách nhiệm phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ; trách nhiệm tuyên truyền, phổ biến, giáo dục, huấn luyện nghiệp vụ về phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ; trách nhiệm của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tố chức thành viên của Mặt trận; xây dựng, áp dụng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ; ngày toàn dân phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ; các hành vi bị nghiêm cấm.

              2.Chương II về phòng cháy: Dự thảo Luật kế thừa, bổ sung các quy định để khắc phục những vướng mắc, bất cập và đáp ứng yêu cầu thực tiễn về hoạt động phòng cháy, trong đó bố sung quy định cụ thể hơn trách nhiệm, yêu cầu trong hoạt động đầu tư, sản xuất, kinh doanh phải bảo đảm các điều kiện an toàn về phòng cháy và nâng cao hơn nữa yêu cầu, trách nhiệm trong việc quản lý, cung ứng, sử dụng điện và thiết bị điện có liên quan đến cháy, n. Bên cạnh đó, dự thảo Luật đã bỏ các nội dung hiện đã được quy định trong các văn bản quy phạm pháp luật hoặc trong các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật có liên quan để bảo đảm đồng bộ, thống nhất của hệ thống pháp luật, bao gồm: Phòng cháy đối với rừng; phòng cháy đối với khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao; phòng cháy trong khai thác, chế biến, sản xuất, vận chuyến, kinh doanh, sử dụng, bảo quản sản phẩm dầu mỏ, khí đốt, vật tư, hàng hóa khác có nguy hiểm về cháy, nổ; phòng cháy đối với công trình cao tầng, công trình trên mặt nước, công trình ngầm, đường hầm, hầm lò khai thác khoáng sản, nhà khung thép mái tôn; phòng, chống cháy, nổ đối với cơ sở sản xuất, kho vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ; phòng cháy đối với cơ sở hạt nhân; phòng cháy đối vói trụ sở làm việc, thư viện, bảo tàng, kho lưu trữ; phòng cháy đối với chợ, trung tâm thương mại, kho tàng.

              Cụ thể, dự thảo Luật quy định về: Biện pháp cơ bản trong phòng cháy; quy hoạch xây dựng, lập dự án thiết kế xây dựng công trình, thiết kế phương tiện giao thông cơ giới; thẩm tra, thẩm định thiết kế về phòng cháy và chữa cháy; nghiệm thu, kiểm tra công tác nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy; trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong đầu tư xây dựng và sử dụng công trình, phương tiện giao thông cơ giới; phòng cháy đối với nhà ở; phòng cháy đối với phương tiện giao thông cơ giởi; phòng cháy đối với cơ sở; phòng cháy trong sử dụng, cung ứng điện; bảo đảm chất lượng đối với thiết bị điện.

              3.Chương III về chữa cháy, về cơ bản, dự thảo Luật tiếp tục kế thừa quy định của Luật hiện hành, có chỉnh lý, bồ sung một số quy định để khắc phục những vướng mắc, bất cập và nâng cao hiệu quả hoạt động chữa cháy, đáp ứng yêu cầu thực tiễn và tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về phòng cháy, chữa cháy.

              Cụ thể, dự thảo Luật quy định về: Biện pháp cơ bản trong chữa cháy; xây dựng và thực tập phương án chữa cháy; thông tin báo cháy; trách nhiệm chữa cháy; huy động lực lượng, phương tiện, tài sản tham gia chữa cháy; nguồnnước, chất, vật liệu chữa cháy; ưu tiên và bảo đảm quyền ưu tiên cho lực lượng, phương tiện tham gia chữa cháy; người chỉ huy chữa cháy; quyền và trách nhiệm của người chỉ huy chữa cháy; khắc phục hậu quả vụ cháy; bảo vệ hiện trường, điều tra vụ cháy; chữa cháy trự sở cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự, quan đại diện tổ chức quốc tế và nhà ở của thành viên các cơ quan này.

              4.Chương IV về cứu nan, cứu hộ. Các nội dung trong dự thảo Luật đã được thực tiễn kiểm nghiệm, đang quy định trong Nghị định số 83/2017/NĐ-CP ngày 18/7/2017 và giao Bộ Công an chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về cứu nạn, cứu hộ đối với những sự cố, tai nạn xảy ra trong đời sống hằng ngày và thực tiễn thi hành cho thấy, lực lượng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ với vai trò làm nòng cốt cùng với các lực lượng phòng cháy và chữa cháy ở cơ sở đã và đang phát huy hiệu quả quan trọng trong việc thực hiện các hoạt động cứu nạn, cứu hộ đối với cầc tình huống tai nạn, sự cố thông thường xảy ra trong đời sống hằng ngày, góp phần bảo đảm an ninh, trật tự, phục vụ phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội, được các cấp ủy đảng, chính quyền và nhân dân ghi nhận, đánh giá cao.

              Cụ th, dự thảo Luật quy định về: Phạm vi hoạt động cu nạn, cứu hộ của lực lượng phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ; tổ chức cứu nạn, cứu hộ; quyền, trách nhiệm của người chỉ huy cứu nạn, cứu hộ; huy động lực lượng, phương tiện, tài sản tham gia cứu nạn, cứu hộ; xây dựng, thực tập phương án cứu nạn, cứu hộ; trách nhiệm cứu nạn, cứu hộ; ưu tiên và bảo đảm quyền ưu tiên cho lực lượng, phương tiện tham gia cứu nạn, cứu hộ.

              5.Chương V về xây dựng, bố trí lực lượng, nhiệm vụ của lực lượng phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ. Dự thảo Luật trên cơ sở tiếp tục kế thừa quy định của Luật Phòng cháy và chữa cháy hiện hành đã được thực tiễn kiểm nghiệm và còn phát huy giá trị để tiếp tục quy định đáp ứng yêu cầu thực tiễn. Bên cạnh đó, dự thảo Luật đã chỉnh lý, bổ sung các quy định liên quan đến xây dựng, bố trí lực lượng, nhiệm vụ của lực lượng phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ cho phù hợp với yêu cầu thực tiễn, bảo dảm tính khả thi, đồng bộ, thống nhất của hệ thống pháp luật.

              Cụ thế, dự thảo Luật quy định các nội dung về: Lực lượng phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ; thành lập, quản lý đội dân phòng, đội phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ cơ sở, chuyên ngành; nhiệm vụ của lực lượng dân phòng, lực lượng phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ cơ sở, chuyên ngành; phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ tình nguyện; xây dựng, bố trí lực lượng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ; nhiệm vụ của lực lượng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ.

              6.Chương VI về phương tiện phòng cháy, chữa cháy, cửu nạn, cứu hộ. Dự thảo Luật bổ sung các quy định về phương tiện cứu nạn, cứu hộ; đồng thời, chỉnh lý, hoàn thiện các nội dung về phương tiện phòng cháy, chữa cháy đáp úng yêu cầu thực tiễn. Cụ thể, dự thảo Luật quy định về: Trang bị phương tiện phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ đối với cơ sở, hộ gia đình, phương tiện giao thông cơ giới; trang bị phương tiện cho lực lượng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cựu nạn, cứu hộ; quản lý và sử dụng phương tiện phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ; sản xuất, nhập khẩu phương tiện phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ.

              7.Chương VII về bảo đảm điều kiện cho hoạt động phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cu hộ. Dự thảo Luật về cơ bản tiếp tục kế thừa quy định của Luật Phòng cháy và chữa cháy, đồng thời bổ sung quy định về bảo đảm điều kiện cho hoạt động cứu nạn, cứu hộ. Cụ thể, dự thảo Luật quy định về: Huấn luyện, bồi dưỡng, kiểm tra, hướng dẫn nghiệp vụ, huy động và chế độ, chính sách đối với lực lượng dân phòng, lực lượng phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ cơ sở, chuyên ngành; chế độ, chính sách đối với người tham gia chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ; trang phục, phù hiệu, cấp hiệu và chế độ, chính sách đối với lực lượng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cúu nạn, cứu hộ; bảo hiếm cháy, nổ; nguồn tài chính đầu tư cho hoạt động phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ; ngân sách đầu tư cho hoạt động phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ; kinh doanh dịch vụ phòng cháy, chữa cháy; khuyến khích đầu tư cho hoạt động phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ; hoạt động khoa học, công nghệ, hệ thống quản lý cơ sở dữ liệu về phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ và truyền tin báo sự cố.

              8.Chương VIII về quản lý nhà nưc về phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cửu hộ. Dự thảo Luật quy định về: Kiểm tra về phòng cháy, chữa cháy; nội dung quản lý nhà nước về phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ; trách nhiệm quản lý nhà nước về phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ; hợp tác quốc tế về phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ.

              9.Chương IX về điều khoản thi hành. Dự thảo Luật quy định về sửa đổi, bô sung Luật Phòng chống thiên tai; hiệu lực thi hành và quy định chuyển tiếp.

              V. NHỮNG NỘI DUNG MỚI CỦA D ÁN LUẬT

              Nội dung thứ 1: dự án Luật đã bổ sung 14 nội dung cụ thể như sau:

              1.Bổ sung một số khái niệm, thuật ngữ như cứu nạn; cứu hộ; lực lượng PCCC và CNCH cơ sở, chuyên ngành; thẩm tra thiết kế về phòng cháy và chữa cháy; thẩm định thiết kế về phòng cháy và chữa cháy; cơ sở dữ liệu về phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ; cơ quan quản lý chuyên ngành đế phù hợp với các nội dung được quy định trong dự thảo Luật.

              2.Bổ sung chính sách của Nhà nước về phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ như huy động, sử dụng các nguồn lực cho hoạt động PCCC và CNCH. Bảo đảm ngân sách, cơ sở vật chất, phương tiện, thiết bị hiện đại, các điều kiện bảo đảm và nâng cao năng lực của lực lượng chuyên trách thực hiện nhiệm vụ PCCC và CNCH; đầu tư, xây dựng các trung tâm chỉ huy PCCC và CNCH; bảo đảm kết nối, chia sẻ cơ sở dữ liệu về phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ;

              Tạo điều kiện để cơ quan, tổ chức, cá nhân nghiên cứu, ứng dụng và chuyển giao khoa học, công nghệ trong hoạt động PCCC và CNCH; đầu tư, xây dựng, chuyển giao hệ thống, phương tiện, thiết bị phục vụ hoạt động PCCC và CNCH; phổ biến, nâng cao kiến thức, kỹ năng về PCCC và CNCH tại cộng đồng.

              3.Bổ sung nguyên tắc cứu nạn, cứu hộ; trách nhiệm cứu nạn, cứu hộ; trách nhiệm tuyên truyền, phổ biến, giáo dục về cứu nạn, cứu hộ; trách nhiệm tổ chức huấn luyện nghiệp vụ về phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ.

              4.Bổ sung quy định giao Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận tham gia hỗ trợ giải quyết hậu quả sau các vụ cháy, sự c, tai nạn.

              5.Bổ sung hành vi nghiêm cấm như làm mất tác dụng của đường thoát nạn, ngăn cháy lan; xây dựng công trình, chế tạo, hoán cải phương tiện giao thông cơ giới thuộc diện phải thẩm định thiết kế về phòng cháy và chữa cháy khi chưa có văn bản thẩm định thiết kế về phòng cháy và chữa cháy; đưa công trình, hạng mục công trình, phương tiện giao thông cơ giới thuộc diện phải thm định thiết kế về phòng cháy và chữa cháy vào sử dụng, hoạt động khi chưa có văn bản chấp thuận kết quả nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy.

              6.Bổ sung trách nhiệm cho các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc thi công công trình, đóng mới hoặc hoán cải phương tiện giao thông cơ giới có yêu cầu về bảo đảm an toàn phòng cháy và chữa cháy.

              7.Bổ sung diều kiện cơ bản bảo đảm an toàn phòng cháy đối với nhà ở và nhà ở kết họp kinh doanh.

              8.Bổ sung quy định cụ thể, đầy đủ hơn về trách nhiệm trong việc bảo đảm điều kiện an toàn khi sử dụng điện của các tổ chức, cá nhân đối vói quản lý, kiểm trá việc lắp đặt, sử dụng điện an toàn tại cơ sở, hộ gia đình.

              9.Bổ sung quy định về cứu nạn, cứu hộ trong dự thảo Luật, cụ thể, quy định 01 chương về Phạm vi hoạt động cứu nạn, cứu hộ của lực lượng phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ; tổ chức cứu nạn, cứu hộ; quyền, trách nhiệm của người chỉ huy cứu nạn, cứu hộ; huy động lực lượng, phương tiện, tài sản tham giã cứu nạn, cứu hộ; xây dựng, thực tập phương án cứu nạn, cứu hộ của quan Công an; trách nhiệm cứu nạn, cứu hộ; ưu tiên và bảo đảm quyền ưu tiên cho lực lượng, phương tiện tham gỉa cứu nạn, cứu hộ.

              10.Bổ sung quy định cụ thể về bồi dưỡng, ché độ, chính sách trong thời gian huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ PCCC và CNCH (Luật hiện hành chưa có quy định cho hoạt động cứu nạn, cứu hộ).

              11.Bổ sung quy định cụ thể về chế độ, chính sách đối với người tham gia chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ.

              12.Bổ sung quy định hoạt động khoa học công nghệ trong phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ; chính sách ưu đãi đối với tổ chức, cả nhân thamgia hoạt động khoa học công nghệ; hệ thống quản lý cơ sở dữ liệu về phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ; kiểm tra PCCC.

              13.B sung quy định xử lý chuyển tiếp đối vợi công trình xây dựng đã đưa vào sử dụng mà không đảm bảo quy định về phòng cháy và chữa cháy.

              Nội dung thứ 2: dự án Luật đã điều chỉnh 07 nội dung so với Luật PCCC hiện hành, cụ the như sau:

              1.Tên gọi là Luật PCCC và CNCH, điều chỉnh phạm vi áp dụng, bổ sung quy định cứu nạn, cứu hộ vào Luật (Luật hiện hành chỉ quy định về phòng cháy, chữa cháy). Cụ thể quy định về phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ; xây dựng, bố trí lực lượng, phương tiện và nhiệm vụ bảo đảm điều kiện cho hoạt động phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ.

              2.Thay đổi tên gọi “ngày toàn dân phòng cháy, chữa cháy” thành “Ngày toàn dân phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ”.

              3.Điều chỉnh thủ tục hành chính từ thẩm duyệt thành thẩm định để đồng bộ, phù hớp với pháp luật chuyên ngành về xây dựng.

              4.Phân rõ thẩm quyền thực hiện công tác thẩm định thiết kế, kiểm tra kết quả nghiệm thu về PCCC cho các cơ quan chuyên môn về xây dựng, cơ quan đăng kiểm (Luật PCCC hiện hành giao chỉ giao Bộ Công an thực hiện), cụ thể giao cơ quan chuyên môn về xây dựng thấm định thiết kế, kiểm tra kết quả nghiệm thu về PCCC đối với nội dung thuộc chuyên môn về xây dựng như giao thông, khoảng cách, thoát nạn, bậc chịu lửa...; cơ quan đăng kiếm thẩm định thiết kế, kiểm tra kết quả nghiệm thu về PCCC đối với các phương tiện có yêu cầu bảo đảm an toàn PCCC như kết cấu, thoát nạn, thông gió...; cơ quan Cóng an thấm định thiết kế, kiểm tra kết quả nghiệm thu về PCCC đối với hệ thống PCCC.

              5.Điều chỉnh quy định cụ thể khái niệm hoạt động PCCC và CNCH tình nguyện.

              6.Điều chỉnh quy định về bảo hiểm cháy, nổ; cơ sở phải thực hiện bảo hiểm cháy, nổ đối với tài sản thuộc phạm vi quản lý.

              7.Tăng cường thực hiện xã hội công tác PCCC như huấn luyện Phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ, kiểm định, đánh giá an toàn về phòng cháy và chữa cháy.

              Nội dung 3: dự án Luật đã bãi bỏ 05 nội dung so với Luật PCCC hiện hành, gồm các nội dung sau:

              1. Bãi bỏ quy định tiêu chuẩn về PCCC bắt buộc áp dụng để phù hp với Luật tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, đồng thời bổ sung quy định cụ thể trách nhiệm của chủ đầu tư, tư vấn trong việc áp dụng tiểu chuẩn quốc tế, tiêu chuẩn khu vực, tiêu chuẩn nước ngoài v hệ thống phòng cháy, chữa cháy và cứunạn, cứu hộ để phù hp, đồng bộ với Luật Quy chuẩn, tiêu chuẩn và pháp luật khác hiện hành.

              2.Bãi bỏ quy định phòng cháy cho 11 loại hình cơ sở cụ thể như Phòng cháy đối vói khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, trong khai thác, chế biến, sản xuất, vận chuyển, kinh doanh, sử dụng, bảo qun sản phẩm dầu mỏ, khí đốt, vật tư, hàng hóa khác có nguy hiểm về cháy, nổ...,Chỉ quy định phòng cháy chung cho cơ sở do các cơ sở cụ thể dã có quy định riêng tại tiêu chuẩn, quy chuẩn.

              3.Bãi bỏ quy định Phòng cháy đối với rừng do đã được quy định tại Luật Lâm nghiệp.

              4.Bãi bỏ quy định về Thanh tra PCCC do đã được quy định tại Luật Thanh tra

              5.Bãi bỏ quy định Tạm đình chỉ, đình chỉ hoạt động để phù họp với quy định của Luật xử lý vi phạm hành chính.

              Nội dung 4: về các thủ tục hành chính trong lĩnh vực PCCC và CNCH.

              Hiện nay, Bộ Công an đang cung cấp 42 Thủ tục hành chính trong lĩnh vực PCCC và CNCH. Dự kiến sau khi Luật PCCC và CNCH có hiệu lực, cắt giảm 06 nhóm thủ tục hành chính với 29 thủ tục hành chính, cụ thể như sau:

             a) Thủ tục hành chính dự kiến ban hành mới

              Dự thảo Luật PCCC và CNCH dự kiến không ban hành mới các thủ tục hành chính trong lĩnh vực PCCC và CNCH so với Luật Phòng cháy chữa cháy (PCCC) năm 2001 (sửa đổi, bổ sung năm 2013) và Nghị định số 83/2017/NĐ- CP ngày 18/7/2017 của Chính phủ.

              b) Thủ tục hành chính được bãi bỏ

              Dự thảo Luật bãi bỏ 06 nhóm thủ tục hành chính gồm:

              - Nhóm TTHC 1: Phê duyệt phương án chữa cháy.

              -Nhóm TTHC 2: cấp giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm cháy, nổ.

              -Nhóm TTHC 3: Phục hồi hoạt động củã cơ sở, phương tiện giao thông giới, hộ gia đình và cá nhân.

              - Nhóm TTHC 4: cấp chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ PCCC.

              -Nhóm TTHC 5: cấp chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ CNCH.

              -Nhóm TTHC 6: cấp chứng nhận kiểm định phương tiện PCCC.

              c)Thủ tục hành chính đưọc được sửa đổi, bổ sung

              Dự thảo Luật dự kiến sửa đổi, bổ sung 04 nhóm thủ tục hành chính hiện đang thực hiện, cụ th:

              -Sửa đổi nhóm thủ tục hành chính: cấp giấy xác nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ PCCC.

              -Sửa đổi thủ tục hành chính: “thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy, chữa cháy” sửa đổi thành thủ tục “thẩm định thiết kế về phòng cháy, chữa cháy”.

              - Sửa đổi thủ tục hành chính “nghiệm thu về phòng cháy, chữa cháy” thành thủ tục “kiểm tra công tác nghiệm thu về phòng cháy, chữa cháy”.

              -Sửa đổi nhóm thủ tục hành chính: cấp chứng chỉ hành nghề tư vấn về PCCC./.

  • Tác giả: Nguyễn Nam
  • Thông báo đấu giá tài sản quyền sử dụng đất
  • Thông báo lựa chọn Đơn vị tổ chức đấu giá tài sản
  • THÔNG TIN BÁO CHÍ về việc tổ chức Lễ hội Thành Bản Phủ Ngày hội văn hoá, thể thao và du lịch các dân tộc huyện Điện Biên lần thứ X, năm 2024
  • DANH SÁCH NGƯỜI PHÁT NGÔN HUYỆN ĐIỆN BIÊN
  • Công bố Đồ án Quy hoạch chi tiết xây dựng Khu đô thị mới Bắc Hồng Cúm, huyện Điện Biên
  • Phương án phân luồng, tổ chức giao thông và bố trí các điểm đỗ xe phục vụ Lễ khai mạc Năm Du lịch Quốc gia - Điện Biên Phủ, Lễ hội Hoa Ban năm 2024
  • Cuộc thi trực tuyến tìm hiểu Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khóa XIII
  • Chỉ thị số 03/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về tổ chức "Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ" và tăng cường công tác quản lý, bảo vệ, phát triển rừng
  • Chỉ thị số 02/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ Tăng cường công tác phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội trong phòng chống bạo lực học đường, phòng ngừa tội phạm và tệ nạn xã hội trong học sinh, sinh viên
  • Quyết định số 89/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về Chiến lược quốc gia bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe Nhân dân giai đoạn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 của Chính phủ
  • 41-50 of 366<  1  2  3  4  5  6  7  8  9  10  ...  >
  • Ảnh đẹp huyện Điện Biên Thư viện ảnh
  • Bản đồ hành chính

  • Liên kết Website
  • Thống kê truy cập
  • Tổng truy cập: