TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ XÃ THANH NƯA - HUYỆN ĐIỆN BIÊN
  • Giới thiệu khái quát về xã Thanh Nưa
  • Thời gian đăng: 12/10/2021 09:41:09 AM
  • Xã Thanh Nưa là xã biên giới nằm ở phía bắc huyện Điện Biên, có vị trí địa lý:

    Phía đông giáp thành phố Điện Biên Phủ

    Phía tây giáp  với nước cộng hòa dân chủ nhân dân Lào dài 2,5 km.

    Phía nam giáp thành phố Điện Biên Phủ và xã Thanh Luông

    Phía bắc giáp xã Hua Thanh.

    Năm 1999, xã Thanh Nưa có diện tích 100,90 km², dân số là 5.301 người, mật độ dân số đạt 53 người/km². Năm 2011 xã Thanh Nưa có diện tích 28,02 km2, dân số  là 3.368 người, mật độ dân số đạt 120 người/km2. Ngày 25 tháng 8 năm 2012 ,điều chỉnh 7.217,93 ha diện tích tự nhiên và 3.358 người của xã Thanh Nưa để thành lập xã Hua Thanh. Xã Thanh Nưa còn lại 2.802,1 ha diện tích tự nhiên, có 17 thôn bản bản với 1007 hộ bằng 4191 nhân khẩu và có hai dân tộc anh em cùng sinh sống: dân tộc thái và dân tộc kinh; Hộ cận nghèo 98 hộ chiếm 9,2%; Hộ nghèo 68 hộ chiếm 8,1 chiếm%. Đến năm 2020 xã Thanh Nưa giáp nhập 04 thôn bản còn 13 thôn bản.

    Năm 2017, xã Thanh Nưa cơ bản đạt 19/19 tiêu chí theo quy định Bộ tiêu chí quốc gia trong bộ tiêu chí nông mới.

    tn2.jpg

    Đồng chí Bùi Minh Hải, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trao Quyết định công nhận xã đạt chuẩn NTM cho đại diện lãnh đạo xã Thanh Nưa

    Hiện nay, kinh tế - xã hội của xã phát triển mạnh mẽ, kết cấu hạ tầng nông thôn được đầu tư tạo diện mạo mới. Đặc biệt, thu nhập bình quân đầu người trong xã từ 26 triệu đồng/người năm 2021 đã tăng lên gần 30 triệu đồng/người năm 2020. Xã đang xây dựng mô hình nông thôn mới kiểu mẫu nâng cao tại bản Mển và thôn Thanh Bình – Co Rốm. Bên cạnh đó, xã cũng đang xây dựng mô hình các nhóm liên kết sản xuất, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm; chuyển đổi cơ cấu sản xuất, ứng dụng tiến bộ khoa học sản xuất theo hướng hàng hóa, thực hiện mỗi xã một sản phẩm, tạo hướng đi trong phát triển kinh tế cho người dân.

     tnua1.jpg

    Ảnh toàn cảnh xã Thanh Nưa

    Nằm bên trục quốc lộ 12 đi thị xã Mường Lay và các tỉnh bạn, đó được xem là điều kiện thuận lợi để Thanh Nưa phát triển kinh tế - xã hội và mở mang giao lưu văn hóa. Trong “đại gia đình 2 dân tộc của xã”, dân tộc Thái chiếm khoảng 85%, dân tộc kinh khoảng 15%. Nhìn chung các dân tộc vẫn giữ được nét đẹp văn hóa, phong tục tập quán truyền thống, thôn Quyết Thắng và bản Mển được công nhận là bản văn hóa cấp tỉnh. Để giữ vững danh hiệu bản văn hóa, Ban Chấp hành Đảng bộ xã phân công các đồng chí trong cấp ủy chịu trách nhiệm từng địa bàn khu dân cư, bản làng thực hiện nếp sinh hoạt văn hóa tiên tiến, đẩy lùi hủ tục và tệ nạn xã hội. Các phòng chức năng của huyện thường xuyên quan tâm, giúp đỡ chính quyền xã xây dựng quy chế thôn bản, mở các lớp tập huấn phát triển kinh tế hộ; trong đó chú trọng việc nuôi trồng thủy sản, kỹ thuật thâm canh lúa nước và trợ giúp pháp lý cho người dân.

    Kinh tế của nhân dân trong xã đang có bước phát triển tích cực, đời sống vật chất, tinh thần đồng bào các dân tộc trên địa bàn không ngừng được nâng lên.     Thanh Nưa thực hiện tốt công tác phát triển, bảo vệ rừng, nhiều khu rừng đẹp phù hợp phát triển du lịch sinh thái được gìn giữ tốt. Hệ thống giao thông hoàn thiện, tất cả các bản có đường liên thôn đảm bảo thuận lợi cho việc giao lưu văn hóa và phát triển kinh tế. Từ nguồn vốn của các chương trình dự án đầu tư xây dựng hệ thống nước sinh hoạt đảm bảo vệ sinh, 8 bản nằm trong vùng dự án Tổ chức phi chính phủ Pháp được lợi từ các hạng mục dự án đầu tư phát triển y tế, giáo dục, chăm sóc bảo vệ cây trồng, vật nuôi, đầu tư hệ thống nước sạch, phát triển làng nghề và thành lập câu lạc bộ phòng chống HIV/AIDS, câu lạc bộ giúp nhau phát triển kinh tế gia đình.

  • Liên kết Website
  • Thống kê truy cập
  • Tổng truy cập: