|
Núa Ngam là một trong các xã vùng cao của huyện Điện Biên, xã có tổng diện tích tự nhiên là 48,52 Km2, chủ yếu là đất đồi núi bạc mầu, diện tích đất canh tác là ….. ha, chiếm …..%/ tổng diện tích của xã. Toàn xã có 855 hộ với 3.194 nhân khẩu, bao gồm 5 dân tộc, trong đó dân tộc thái chiếm ….%; dân tộc kinh ……%, dân tộc H’mông …..%, dân tộc khơ mú chiếm …..%, Lào chiếm ….%. Trình độ dân trí không đồng đều, tập quán canh tác còn lạc hậu mang nặng tính tự cấp tự túc. Một số bộ phận có tư tưởng ỷ lại chưa vươn lên làm giàu bằng chính sức lao động của mình. Mặt khác trong những năm qua thiên tai, dịch bệnh …….. ảnh hưởng không nhỏ tới cuộc sống của người dân trong xã.
Xác định công tác xóa đói, giảm nghèo, phát triển kinh tế, tăng thu nhập cho người dân là một trong những nhiệm vụ chính trị, trọng tâm được Cấp ủy, Chính quyền xã Núa Ngam quan tâm ưu tiên hàng đầu. Trong đó xác định “Để phát triển kinh tế gia đình, các hộ cần có vốn, có kiến thức về tăng gia sản xuất, trồng trọt, chăn nuôi, dịch vụ....” bởi vậy từ khi Ngân hàng Chính sách xã hội huyện triển khai các chương trình tín dụng ưu đãi đến bà con nhân dân trên địa bàn xã. Cấp ủy, Chính quyền địa phương xã đã chỉ đạo Ban XĐGN, các tổ chức chính trị xã hội đứng ra tuyên truyền vận đồng thành lập các tổ tiết kiệm và vay vốn tại tất cả các thôn, bản để chuyển tải vốn tín dụng ưu đãi đến bà con, đồng thời phối hợp với các Phòng Ban của thành phố tổ chức các lớp tập huấn kỹ thuật, quy trình canh tác, khuyến lâm, khuyến nông…cho nhân dân và các thành viên tổ TK &VV trên địa bàn; Hướng dẫn cách làm ăn, sử dụng vay vốn như thế nào cho hiệu quả, trồng cây gì, nuôi con gì cho phù hợp, từ đó người dân nắm khá vững về kiến thức trong sản xuất nông nghiệp, kỹ năng trồng trọt, chăn nuôi, cách thức sản xuất mới mang lại hiệu quả cao, kiến thức về cách phòng chữa bệnh cho gia súc gia cầm... từ đó đã có tác động trực tiếp đến hộ vay vốn, tạo thuận lợi cho việc sử dụng đồng vốn vay mang lại hiệu quả, tăng thu nhập cho hộ gia đình và có tích lũy để trả nợ Ngân hàng.
Ảnh: Đồng chí Cao Đăng Nghị, Phó Bi thư, Chủ tịch UBND xã Núa Ngam
Theo ông Cao Đăng nghị- Phó bí thư đảng ủy, Chủ tích UBND xã Núa Ngam cho biết. Để nguồn vốn tín chính sách phát huy hiệu quả tối ưu, Cấp ủy đảng, chính quyền xã Núa Ngam đã tổ chức, thực hiện tốt việc lồng ghép các chương trình khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư gắn với nguồn vốn ưu đãi từ NHCSXH huyện Điện Biên. Chỉ đạo các tổ chức chính trị xã hội nhận ủy thác xã Núa Ngam như Đoàn Thanh niên, Phụ nữ, Nông dân, Cựu chiến binh cũng như các tổ Tiết kiệm và vay vốn tích cực tuyên truyền, định hướng sử dụng vay vốn đúng mục đích như chăn nuôi, làm vườn, sản xuất, dịch vụ buôn bán nhỏ. Đến 30/6 tổng dư nợ toàn xã đạt 25,4 tỷ đồng với 527 hộ gia đình được vay vốn
Từ những nguồn vay vốn ưu đãi của Ngân hàng Chính sách, kinh tế các hộ nghèo và đồng bào dân tộc thiểu số đã được chuyển biến rõ rệt. Qua các cuộc kiểm tra, đánh giá về việc sử dụng vốn vay, hầu hết các khoản vay được sử dụng có hiệu quả, nhiều hộ vay vốn bước đầu ổn định được kinh tế gia đình, tình trạng thiếu đói được đẩy lùi, thu nhập của các hộ đã tăng lên đáng kể, đặc biệt nhiều hộ từ nguồn vốn vay đã vươn lên thoát nghèo, có tích lũy để xây dựng nhà ở kiên cố, một số hộ biết kết hợp nguồn vốn tín dụng của Ngân hàng Chính sách xã hội với các nguồn hỗ trợ khác để thoát nghèo, bước đầu vươn lên làm giàu, kinh tế gia đình được cải thiện, có tích lũy để mua sắm các dụng cụ, phương tiện sinh hoạt và giải trí nâng cao mức sống cả vật chất lẫn tinh thần, như hộ ……………………….Từ công tác phối hợp lồng ghép khuyến nông khuyến lâm với công tác quản lý vốn vay ưu đãi của NHCSXH, các hộ gia đình đã có khả năng phát triển đa dạng hóa sản xuất, từ sản xuất đơn thuần dựa vào trồng trọt nhân dân đã biết áp dụng sản xuất kết hợp với chăn nuôi, phát triển kinh tế theo mô hình VAC, mô hình sản xuất này giúp người dân đảm bảo an toàn lương thực tốt hơn, khắc phục đáng kể rủi ro trong hoạt động trồng trọt, chăn nuôi.
Có thể khẳng định rằng, việc thực hiện lồng ghép chương trình khuyến nông, khuyến lâm với nguồn vốn tín dụng ưu đãi đã mang lại hiệu quả cao trong đầu tư phát triển kinh tế trên địa bàn xã Núa Ngam. Mặt khác thông qua việc NHCSXH thực hiện đặt lịch giao dịch cố định tại trụ sở UBND xã, quản lý vốn vay thông qua hoạt động ủy thác qua các hội, đoàn thể và ủy nhiệm thu lãi, thu tiết kiệm qua Tổ TK&VV đã góp phần quan trọng trong việc thực hiện đồng bộ các giải pháp để Chính quyền cơ sở thực hiện công tác quản lý cũng như triển khai các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn, nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước tại địa phương, tăng cường ý thức cộng đồng, tương thân tương ái và tự lực vươn lên của nhân dân các dân tộc, đời sống nhân dân được cải thiện, góp phần thực hiện mục tiêu XĐGN của xã.