TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ XÃ MƯỜNG NHÀ - HUYỆN ĐIỆN BIÊN
  • Giới thiệu chung về xã Mường Nhà
  • Thời gian đăng: 06/10/2021 05:40:09 下午
  • Lịch sử hình thành: XãMường Nhà được thành lập khoảng tháng 5 năm 1959 với 28 thôn bản thuộc huyện Điện Biên, tỉnh Lai Châu. Tháng 7 năm 2013 được chia tách thành 02 xã gồm: xã Mường Nhà và xã Na Tông.

    Vị trí: Xã Mường Nhà là một xã biên giới nằm  ở phía Tây Nam của huyện Điện Biên, có đường biên giới dài 8,674 km, gồm 03 cột mốc biên giới, cách trung tâm huyện Điện Biên 42 km. Phía Bắc giáp với xã Na Tông, phía Nam giáp xã Phu Luông, phía Đông giáp xã Phình Giàng huyện Điện Biên Đông, phía Tây giáp với Cụm Mường Hựp, huyện Phôn Thong, tỉnh Luông Pha Bang, nước CHDCND Lào.

    Địa hình: Mường Nhà có địa hình phức tạp, chủ yếu là đồi núi dốc, hiểm trở và chia cắt mạnh. Tổng diện tích tự nhiên của xã là 15.882,87 ha. Xen lẫn với các dãy núi cao là những thung lũng, sông suối nhỏ hẹp và dốc phân bổ ở các bản trên địa bàn xã.

    Khí hậu: Mường Nhà có khí hậu nhiệt đói gió mùa núi cao, mùa đông tương đối lạnh và ít mưa; mùa hạ nóng, mưa nhiều với các đặc tính diễn biến thất thường; chịu ảnh hưởng của gió tây, khô và nóng (gió Lào).

    Thủy văn: Với địa hình đồi núi dốc, xã Mường Nhà có nhiều khe suối nhỏ nguồn nước phong phú, đặc biệt là suối Nậm Núa là dòng suối chính của xã và đầu nguồn từ bản Pha Thanh xã Mường Nhà. Xã có 01 hồ thủy lợi (hồ Bản Ban) có diện tích 10 ha, phục vụ tưới tiêu cho

    Hành chính: Xã Mường Nhà sau khi chia tách có hiện nay  có 12 bản với 973 hộ = 4.458 khẩu. Có 06 dân tộc anh em cùng sinh sống (Mông, Thái, Lào, Kinh, Khơ Mú, Tày).

    Kinh tế: Kinh tế xã Mường Nhà thuộc nhóm trung bình, xã khó khăn. Kinh tế nông nghiệp trồng trọt chăn nuôi là chủ yếu, tuy nhiên do địa hình đồi núi dốc và bị chia cắt nên gây rất nhiều khó khăn cho việc trồng lúa nước và làm nương rẫy. Kinh tế công nghiệp và dịch vụ chưa có sự phát triển.

    Dân cư: tính đến 31 tháng 12 năm 2020 dân số của xã Mường Nhà là 4.463 người, gồm 6 dân tộc anh em cùng chung sống: dân tộc Mông, chiếm 44,81%; Thái chiếm 32,78%, Lào chiếm 15,19%;  Kinh chiếm 4,57%; Khơ Mú chiếm 1,79%; Tày chiếm 0,85%.

    Y tế: Xã có Trạm y tế và Phòng khám đa khoa khu vực Mường Nhà, Trạm y tế xã đã được chuyển địa điểm về hoạt động tại Phòng Khám đa khoa Khu vực Mường Nhà. Các hoạt động y tế, chương trình mục tiêu Y tế được duy trì và triển khai có hiệu quả theo kế hoạch, chất lượng công tác khám chữa bệnh chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân được nâng cao.

    Giáo dục: Trên địa bàn xã Mường Nhà có 05 trường học. Năm học 2020 -2021 có 79 lớp với 2.079 học sinh ở cả ba cấp học. gồm 02 trường Mầm Non, 01 trường Tiểu học, 01 trường THCS, 01 trường THPT Mường Nhà. Chất lượng giáo dục từng bước được nâng lên. Phương pháp dạy học tiếp tục được đổi mới theo hướng tích cực hóa, phát huy khả năng sáng tạo, hứng thú học tập, tạo điều kiện để mọi học sinh bộ lộ khả năng và năng lực của bản thân. Tỷ lệ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục, đào tạo có trình độ đạt chuẩn và trên chuẩn tăng nhanh. Tuy nhiên cơ sở vật chất ở một số trường điểm bản còn rất khó khăn, đường giao thông đi lại rất vất vả nhất là vào mùa mưa, như bản Pha Lay, Pha Thanh, Hồi Hương và bản Khon Kén.

    Tôn giáo và tín ngưỡng: Trên địa bàn xã có 04 điểm nhóm sinh hoạt tôn giáo tại 02 bản Hồi Hương và bản Pha Thanh, theo hai hệ phái Tôn giáo Tin lành Việt Nam (Miền Bắc) và Tin Lành Liên hữu Cơ đốc với 157 hộ, 848 tín đồ. Các điểm nhóm đã được UBND xã cấp đăng ký sinh hoạt tôn giáo tập trung, các điểm nhóm sinh hoạt ổn định và tuân thủ các nội quy, quy định của địa phương và pháp luật của Việt Nam. Trên địa bàn xã chưa xuất hiện các luận điệu tuyên truyên về đạo lạ (Hội thánh đức chúa trời mẹ và Giê Sùa). Tín ngưỡng thờ cúng, làm lý theo từng dân tộc hầu hết là ổn định.

    Du lịch: Xã có tiềm năng du lịch về ẩm thực các dân tộc, lễ hội, nghi lễ, tập tục và thiên nhiên, tuy nhiên du lịch trên địa bàn xã chưa phát triển và chưa được đầu tư. Về ẩm thực là món ăn đặc chưng của dân tộ Thái, dân tộc Lào. Lễ hội, nghi lễ tết của dân tộc Mông thường được tổ chức và tháng 12 dương lịch hàng năm và tết lúa mới của dân tộc Lào thường được tổ chức vào rằm tháng 7 hàng năm.

    Giao thông: Mường Nhà cách trung tâm huyện Điện Biên 42 km và đã được bê tông hóa đến tận trung tâm xã. Đường trục thôn, bản của xã tổng là 31,46 km, trong đó: Tỷ lệ đường trục thôn, bản và đường liên thôn, bản đảm bảo ô tô đi lại thuận tiện quanh năm là 18,93/ 31,46 km đạt 60,17 %; trong đó được bê tông hóa được 9,03 km, cấp phối 9,9 km;

    Văn hóa: Với 6 dân tộc anh em cùng chung sống trên địa bàn, xã Mường Nhà đa dạng về văn hóa các dân tộc như múa dân tộc Lào, nhảy khèn Mông, ném Pao, múa xòe. Tết lúa mới dân tộc Lào, tết dã bánh chày dân tộc Mông,…

  • Các tin bài khác:
  • Hội Phụ nữ xã Mường Nhà đồng hành, sát cánh cùng Ngân hàng Chính sách xã hội huyện
  • LỚP BỒI DƯỠNG CHUYÊN ĐỀ “LỊCH SỬ ĐẢNG” “ĐẢNG TA THẬT VĨ ĐẠI” CHO CÁN BỘ, ĐẢNG VIÊN CƠ SỞ XÃ MƯỜNG NHÀ NĂM 2025
  • XÃ MƯỜNG NHÀ PHỐI HỢP PHÒNG PC06 CÔNG AN TỈNH ĐIỆN BIÊN TỔ CHỨC HỘI NGHỊ TUYÊN TRUYỀN CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VÀ NHẬN BIẾT TÁC HẠI, NGUY HIỂM CỦA VŨ KHÍ, VẬT LIỆU NỔ, CÔNG CỤ HỖ TRỢ VÀ PHÁO NĂM 2025
  • Gặp mặt, động viên tân binh lên đường nhập ngũ năm 2025
  • Mường Nhà tổ chức giao lưu Thể thao – Trò chơi dân gian chào xuân Ất Tỵ năm 2025
  • “NGÀY HỘI BIÊN PHÒNG TOÀN DÂN”, CHƯƠNG TRÌNH “XUÂN BIÊN PHÒNG ẤM LÒNG DÂN BẢN” NĂM 2025
  • Hội nghị giao ban Xã Mường Nhà, Xã Na Tông với Cụm Mường Hựp huyện Phôn Thoong tỉnh Luang Pha Bang nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào
  • Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc nét đẹp văn hóa của dân tộc - Tập hợp, phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc
  • Hướng dẫn, sắp xếp, lưu giữ hồ sơ hoạt động uỷ thác, hoạt động Tổ TK&VV trên địa bàn xã Mường Nhà
  • XÃ MƯỜNG NHÀ TỔ CHỨC LỄ RA MẮT LỰC LƯỢNG THAM GIA BẢO VỆ AN NANH TRẬT TỰ Ở CƠ SỞ Sáng 01/8/2024, UBND xã Mường Nhà tổ chức Lễ ra mắt Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh trật tự ở cơ sở. Tới dự buổi lễ có các đồng chí: Vừ A Bình, Phó trưởng Công an huyện Điện Biên; Vì Văn Khiên, Bí thư Đảng ủy xã; Lê Văn Hùng, Phó Chủ tịch UBND xã; Nguyễn Văn Phúc, Thượng tá - Đồn trưởng Đồn biên phòng Mường Nhà; các đồng chí đại diện các ban ngành, đoàn thể chính trị xã hội xã, Bí thư chi bộ, Trưởng bản và 36 đại biểu Tổ bảo vệ an ninh trật tự cơ sở trên địa bàn xã Mường Nhà. Ảnh đồng chí Lê Văn Hùng - PCT UBND xã Mường Nhà phát biểu tại buổi lễ ra mắt lực lượng tham gia bảo vệ an ninh trật tự cơ sở Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh trật tự ở cơ sở là lực lượng đông đảo của toàn dân, nòng cốt là bảo vệ thôn bản, dân phòng. Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh trật tự ở cơ sở là cánh tay nối dài của Công an nhân dân tại địa bàn cơ sở, tham gia bảo vệ an ninh trật tự an toàn xã hội, đấu tranh phòng chống tội phạm và các vi phạm pháp luật khác về an ninh trật tự ở cơ sở. Lực lượng này được trang bị công cụ hỗ trợ (dùi cui cao su, dùi cui kim loại, găng tay bắt dao) thực hiện nhiệm vụ; đồng thời sẽ được trang bị, sử dụng trang phục, phù hiệu, giấy chứng nhận, thiết bị cần thiết để thực hiện nhiệm vụ. Tại buổi lễ, UBND xã đã tổ chức ra mắt 12 Tổ bảo vệ an ninh trật tự ở cơ sở, với tổng số 36 thành viên. Sự ra đời của lực lượng này thể hiện quyết tâm của cấp uỷ, chính quyền các cấp trong xã trong việc giữ gìn và bảo vệ an ninh trật tự xã hội, bảo đảm cuộc sống bình yên cho mọi người dân. Tác giả: Lò Văn Thu – CC VH - XH xã
  • 1-10 of 56<  1  2  3  4  5  6  >
  • Liên kết Website
  • Thống kê truy cập
  • Tổng truy cập: