• Thường trực HĐND tỉnh tổ chức phiên họp giải trình
  • Thời gian đăng: 16/06/2020 09:32:16 AM
  • Ngày 09/6, Thường trực HĐND tỉnh tổ chức phiên họp trực tuyến giải trình trực tuyến với các huyện, thị, thành phố trên địa bàn tỉnh.

              Chủ trì phiên họp là đồng chí Lò Văn Muôn, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh. Tham dự tại điểm cầu huyện Điện Biên có đồng chí Lường Thị Liếng - Phó Chủ tịch HĐND huyện, cùng các đồng chí Lãnh đạo đại diện các phòng, ban, cơ quan chuyên môn thuộc huyện.

    1.jpg

              Nội dung giải trình tại phiên họp tập trung vào các vấn đề như: Việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho cộng đồng thôn, bản, cá nhân và thanh toán góp đất trồng cao su trên địa bàn tỉnh; Việc triển khai ứng dụng công nghệ thông tin đáp ứng yêu cầu cải cách hành chính, nhất là cải cách thủ tục hành chính và xây dựng chính quyền điện tử; công tác quản lý an toàn thông tin mạng, việc tổ chức thực hiện các quy định của pháp luật về hoạt động báo chí trên địa bàn.

              Về phía huyện Điện Biên, việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và thanh toán góp đất trồng cao su đã được triển khai cơ bản đảm yêu cầu đề ra. tổng diện tích quy hoạch trồng Cao su trên địa bàn huyện Điện Biên đến năm 2020 là 1.639 ha. Đến nay, UBND huyện đã cấp 1.623 GCNQSDĐ cho 1560 hộ gia đình, cá nhân góp đất trồng cao su với tổng diện tích 864,7 ha tại địa bàn các xã: Hua Thanh, Mường Pồn, Thanh An, Thanh Nưa.

              Trong số các hộ gia đình, cá nhân và cộng đồng dân cư tham gia góp đất trồng cao su còn 98 hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư tại địa bàn các xã: Hua Thanh, Mường Pồn, Thanh Xương chưa được cấp GCNQSDĐ với tổng diện tích 78,77 ha. Nguyên nhân dẫn đến việc chưa cấp GCNQSDĐ là do: Sai lệch giữa diện tích quy chủ và diện tích thực trồng cây cao su; Thành phần hồ sơ chưa đầy đủ, có sai sót; Chủ sử dụng không có mặt tại địa phương; Chủ sử dụng chưa nhất trí với phương án góp đât, còn có ý kiên thăc mắc.

              Hiện nay, Công ty cổ phần Cao su Điện Biên, đã ký hơp đồng với 1.529 hộ gia đình, cá nhân góp đất trồng cao su với tổng diện tích 846,98 ha tại địa bàn các xã: Hua Thanh, Mường Pồn, Thanh Nưa. Còn 129 hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư tại địa bàn các xã: Hua Thanh, Mường Pồn, Thanh An, Thanh Xương chưa ký họp đồng với tổng diện tích 96,49 ha.

              Việc triển khai ứng dụng công nghệ thông tin và xây dựng chính quyền điện tử cũng được hiện đặc biệt quan tâm. Trong những năm qua hệ thống kỹ thuật, cơ sở vật chất, hạ tầng công nghệ thông tin trên địa bàn huyện đã được quan tâm đầu tư, về cơ bản đã đáp ứng được các yêu câu về ứng dụng Công nghệ thông tin nâng cao cải cách hành chính; tạo nền tảng tiến tới hoàn thành xây dựng Chính quyền điện tử trên địa bàn huyện. Huyện Điện Biên được trang bị 01 mạng truyền số liệu chuyên dùng cho hệ thống Hội nghị truyền hình trực tuyến của UBND huyện; 01 máy chủ, 692 máy trạm; tống số máy tính/CBCCVC trong toàn huyện là 692/623, đạt 111%. Tỷ lệ máy tính có kết nối Internet đạt 92% (08% máy tính còn lại là máy tính phục vụ việc soạn thảo các văn bản mật); 100% các cơ quan nhà nước có mạng LAN, kết nối Internet băng thông rộng, phục vụ tốt công tác khai thác, tham khảo tài liệu.

              Hệ thống Một cửa điện tử đã được triển khai đồng bộ từ cấp huyện đến 100% các xã; cung câp một nền tảng ứng dụng để từng bước cho phép các cơ quan hành chính nhà nước phối hợp giải quyết thủ tục hành chính trên môi trường mạng một cách xuyên suốt, nhất quán theo tinh thần “một cửa liên thông”. Tổng số hồ sơ xử lý qua Hệ thống một cửa điện tử, dịch vụ công trong năm 2019 là trên 3000 hồ sơ; từ đầu năm 2020 đến nay là trên 2300 hồ sơ; Tỷ lệ thủ tục hành chính đã được đưa vào Phần mềm Một cửa điện tử để xử lý hồ sơ qua mạng đạt 100%.

              Huyện Điện Biên đã triển khai, lắp đặt hệ thống giao ban trực tuyến từ cấp huyện đến các xã thuộc huyện. Việc triển khai hệ thống giao ban trực tuyến đã rút ngăn thời gian di chuyến, tiết kiệm chi phí tổ chức góp phân nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các cơ quan nhà nước.

              Tỷ lệ cán bộ ccvc thường xuyên sử dụng thư điện tử trong công việc đạt 95,8%. Trong đó, cấp huyện đạt 96%, cấp xã đạt 92%. 100% các bộ, ccvc thuộc các cơ quan chuyên môn của huyện được trang bị hòm thư điện tử công vụ @dienbien.gov.vn.

              Nhằm nâng cao công tác Cải cách hành chính, phục vụ nhu cầu tra cứu thông tin của cán bộ, CCVC, người dân và doanh nghiệp. Từ năm 2016, huyện Điện Biên đã xây dựng và đưa vào hoạt động Trang thông tin điện tử tổng họp để phục vụ điều hành, quản lý, cung cấp thông tin và cung cấp dịch vụ công trực tuyến; cung câp các dịch vụ công ở mức độ 2 với 21 lĩnh vực và 118 bộ thủ tục thuộc thẩm quyền giải quyết của cấp huyện và cấp xã. Cung cấp và thực hiện giải 29 thủ tục hành chính mức độ 3, 4 trên cống dịch vụ công trực tuyến tỉnh Điện Biên, trong đó có: 04 thủ tục hành chính mức độ 4 và 25 thủ tục hành chính mức độ 3.

              Công tác đảm bảo an toàn, an ninh thông tin cũng được huyện quan tâm, chỉ đạo sát sao. 100% máy tính toàn huyện được cài đặt phần mềm diệt virus, chống độc, đảm bảo hệ thông thông tin, văn bản được thông suốt, an toàn. Chủ động phối hợp với Sở TT&TT tổ chức rà soát, đánh giá mức độ an toàn hệ thống máy tính; ban hành các Quy chế, văn bản có liên quan nhằm nâng cao công tác đảm bảo an toàn, an ninh thông tin trên địa bàn huyện.

              Việc thực hiện các quy định của pháp luật về Báo chí đã được huyện triển khai có hiệu quả. Trong những năm qua, các cơ quan, đơn vị trên địa bàn huyện đã cơ bản thực hiện tốt việc phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí; Chỉ thị về tăng cường trách nhiệm của các cơ quan trong việc cung cấp thông tin cho báo chí, tạo điều kiện thuận lợi giúp các nhà báo tác nghiệp, tiếp cận được nguồn thông tin chính thông. Thông tin được đăng tải chính xác, kịp thời, định hướng tốt dư luận xã hội, phản ánh sâu rộng về những thuận lợi, khó khăn cũng như những nỗ lực thực hiện nhiệm vụ chính trị của các cơ quan, đơn vị, giải quyết những vướng mắc trong quá trình thực hiện quản lý nhà nước trên tất cả các lĩnh vực, góp phân quan trọng vào sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo ỌP-AN ở địa phương, tạo niềm tin trong nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý, điều hành của Nhà nước.

              Bên cạnh những kết quả đã đạt được huyện cũng đã thẳng thắn đưa nha những điểm còn tồn tại, hạn chế như: việc ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý nhà nước chưa đồng bộ, ứng dụng công nghệ thông tin trong cải cách hành chính còn hạn chê. Việc triên khai các phần mềm dùng chung trên mạng còn chậm. Trình độ năng lực ứng dụng công nghệ thông tin của một bộ phận cán bộ còn hạn chế; công tác đào tạo, bồi dường, tập huấn cho cán bộ chưa thường xuyên, nhất là đối với đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã. Lãnh đạo một số cơ quan, đơn vị chưa thực sự quan tâm, chỉ đạo sát trong việc ứng dụng Công nghệ thông tin, cải cách hành chính tai đơn vi. Hầu hêt các đơn vị chưa bô trí công chức chuyên trách lĩnh vực công nghệ thông tin nên việc quản lý và ứng dụng, cũng như xử lý các sự cố cơ bản do lôi kỹ thuật của các phân mêm tin học còn gặp nhiêu khăn, hạn chê. Kinh phí đâu tư ứng dụng Công nghệ thông tin còn hạn chế, phụ thuộc vào ngân sách nhà nước, chưa đáp ứng yêu cầu đẩy mạnh ứng dụng Công nghệ thông tin trong tình hình mới, dẫn đến nhiều chương trình, kế hoạch chưa triển khai được hoặc triển khai không đồng bộ. Bên cạnh đó, một số cơ quan, đơn vị, địa phương mua sắm phần mềm ứng dụng có tính rời rạc, không kế thừa dữ liệu sẵn có nên hiệu quả chưa cao.

              Nhằm kế thừa và phát huy kết quả đã đạt được, đồng thời khắc phục những tồn tại hạn chế nêu trên. Huyện Điện Biên đã đưa ra một số giải pháp cụ thể như sau: Nâng cao trình độ năng lực ứng dụng công nghệ thông tin cho cán bộ, công chức, viên chức; đặc biệt đối với đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã. Tăng cường việc tuyên truyên tâm quan trọng của việc ứng dụng công nghệ thông tin trong quá trình hoạt động công vụ, đây mạnh cải cách hành chính và xây dựng chính quyên điện tử đên toàn bộ hệ thông chính trị; nhât là đôi với đội ngũ lãnh đạo. Bô trí đội ngũ công chức có chuyên môn, trình độ để làm chủ được hệ thông cơ sở hạ tâng công nghệ thông tin; Tăng cường thu hút đâu tư, bô trí kinh phí cho hệ thông cơ sở hạ tâng, phân mêm và đào tạo bôi dưỡng nâng cao trình độ cán bộ, công chức, viên chức./.

  • Tác giả: Nguyễn Hoài Nam
  • Các tin bài khác:
  • Huyện Điện Biên tập huấn kỹ năng hoạt động của đại biểu HĐND nhiệm kỳ 2016 - 2021
    Hội LHPN huyện Điện Biên tổ chức tập huấn Đề án 279
    Huyện Điện Biên tổ chức giải cầu lông truyền thống các Doanh nghiệp huyện năm 2016
    Ngày 9/10, tại Nhà thi đấu huyện Điện Biên, Hội Nông dân huyện tổ chức Giải Cầu lông Chào mừng kỷ niệm 86 năm ngày thành lập Hội nông dân Việt Nam 14/10/1930 – 14/10/2016
    Giao lưu văn nghệ chào mừng kỷ niệm 86 năm thành lập Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam ( 20/10/1930 - 20/10/2016)
    "Cuộc vận động xây dựng gia đình 5 không 3 sạch" góp phần tham gia xây dựng nông thôn mới của HLHPN huyện Điện Biên
    Đoàn công tác huyện Đăk Hà – tỉnh Kon Tum đến thăm và làm việc với huyện Điện Biên
    Huyện Điện Biên tổ chức Hội thi tìm hiểu kiến thức Pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình năm 2016
    Hội nghị quán triệt triển khai thực hiện chỉ thị số 05
    Xã Noong Hẹt huyện Điện Biên tổ chức khánh thành Nhà văn hóa Thôn Trần Phú gắn với Ngày hội đại đoàn kết toàn dân tộc
    101-110 of 2081<  ...  6  7  8  9  10  11  12  13  14  15  ...  >
  • Bản đồ hành chính
  • Liên kết Website
  • Chọn liên kết:
  • Thống kê truy cập
  • Tổng truy cập: