• Tăng cường công tác phòng cháy, chữa cháy
  • Thời gian đăng: 25/09/2020 10:10:25 AM
  • Công tác phòng cháy chữa cháy đóng vai trò vô cùng quan trọng trong đời sống xã hội. Thực hiện tốt công tác phòng cháy, chữa cháy là đã bảo vệ được tính mạng, tài sản, giữ được bình yên, hạnh phúc cho mọi gia đình và xã hội.
  • Trong những năm qua huyện Điện Biên đã có nhiều biện pháp thông tin, tuyên truyền; sự nỗ lực vào cuộc của các cấp, các ngành trong công tác chỉ đạo, triển khai thực hiện phòng chống cháy nổ, nhưng vẫn còn một số nơi chủ quan chưa thực sự chú trọng công tác phòng cháy, chữa cháy dẫn đến xảy ra các vụ cháy, nổ không được kiểm soát kịp thời.

    Vì vậy, để đảm bảo an toàn, giảm thiểu thiệt hại thì công tác tuyên truyền, triển khai các biện pháp phòng cháy, chữa cháy phải được thực hiện thường xuyên, liên tục, đồng đều, rộng khắp ở các địa phương. Ở các khu đông dân cư, chợ, đền, chùa thì nguy cơ cháy rất dễ trở thành thảm họa, việc phòng cháy vì thế cần phải trở thành một nguyên tắc sống, ý thức của từng người dân. Để mọi người có những hành động thiết thực ngăn chặn tai nạn cháy, nổ có thể xảy ra, giảm thiểu đến mức thấp nhất số vụ cháy và thiệt hại về tính mạng và tài sản cho mọi người, mọi gia đình và các cơ sở. Ngày 18/09/2020, Ủy ban nhân dân huyện Điện Biên đã ban hành Công văn số 1554/UBND-CAH về việc tăng cường công tác PCCC và hưởng ứng ngày toàn dân PCCC 4/10.

    Để đảm bảo an toàn phòng cháy và chữa cháy đối với nhà ở, phòng ở, chủ hộ và các thành viên trong gia đình cần thực hiện các biện pháp sau đây:

    - Không để nhiều đồ dùng, hàng hoá dễ cháy ở nơi đun nấu. Không dự trữ xăng, dầu, khí đốt và các chất lỏng dễ cháy ở trong nhà ở, trường hợp cần phải để dự trữ thì chỉ dự trữ với số lượng ít nhất.

    - Ôtô, xe máy và các phương tiện dụng cụ có xăng dầu, chất lỏng dễ cháy để trong nhà ở phải cách xa bếp đun nấu; nguồn sinh nhiệt, thiết bị chứa, dẫn xăng, dầu... phải kín.

    - Không sử dụng gỗ, tấm nhựa, mút xốp... để ốp tường, trần, vách ngăn nhằm hạn chế cháy lan.

    - Phải lắp thiết bị tự ngắt (Aptomat) cho hệ thống điện chung toàn nhà, từng tầng, từng nhánh và từng thiết bị tiêu thụ điện công suất lớn, không để hàng hoá dễ cháy gần bóng điện, ổ cắm, cầu dao, chấn lưu đèn nêông.

    - Khi sử dụng bàn là, bếp điện, lò sấy phải có người trông coi, không để trẻ nhỏ, người già mắt kém, người bị tàn tật, người bị tâm thần sử dụng các thiết bị điện.

    - Bố trí nơi thờ cúng hợp lý, tường phía đặt bàn thờ, trần phía trên bàn thờ phải bằng vật liệu không cháy. Đèn, hương, nến phải đặt chắc chắn trên các vật không cháy, cách xa vật dễ cháy, hạn chế tối đa vàng mã, hương, nến để trên bàn thờ. Khi đốt vàng mã phải trông coi, có che chắn tránh cháy lan hoặc bị gió cuốn tàn lửa gây cháy lan.

    - Nơi đun nấu phải có vách ngăn bằng vật liệu không cháy. Nếu dùng bếp gas phải có biện pháp chống chuột cắn thủng ống dẫn gas, khi đun nấu xong phải tắt bếp và đóng van xả gas. Nếu đun nấu bằng bếp dầu phải đủ bấc và thường xuyên được lau chùi sạch sẽ. Trước khi rót thêm dầu vào bếp phải tắt lửa, tuyệt đối không dùng xăng hoặc xăng pha dầu, nhớt để đun bếp dầu. Khi đun phải có người trông coi.

    - Trước khi đi ra khỏi nhà và trước khi đi ngủ phải kiểm tra nơi đun nấu, nơi thờ cúng, tắt các thiết bị điện không cần thiết.

    - Không lắp lồng sắt, lưới sắt ở lan can nhà cao tầng. Trường hợp đã lắp thì có cửa chốt trong và không được khoá. Chuẩn bị sẵn thang, thang dây để thoát nạn khi cháy xảy ra.

    - Cửa có nhiều khoá nên sử dụng các loại khoá kiểu chìa khác nhau để dễ phân biệt khi mở và quy định nơi để chìa khoá dễ thấy, dễ lấy.

    - Nhà có trẻ nhỏ, người già, người tàn tật thì phải có biện pháp thoát nạn, cứu người phù hợp và không được khoá cửa phòng của những người nêu trên.

    - Chuẩn bị sẵn dụng cụ phá dỡ để tạo lối thoát nạn.

    - Mỗi gia đình nên có dự kiến các tình huống thoát nạn khi có cháy xảy ra. Trang bị dụng cụ trữ nước, xô thùng xách nước để vừa phục vụ sinh hoạt, vừa phục vụ chữa cháy, trang bị bình chữa cháy và mọi người trong gia đình phải học tập để sử dụng thành thạo các dụng cụ chữa cháy đã được trang bị.

    - Khi xảy ra cháy tìm mọi cách báo cháy nhanh nhất cho mọi người xung quanh biết, gọi điện thoại cho Cảnh sát Phòng cháy và Chữa cháy theo số 114, đội dân phòng, chính quyền, công an xã gần nhất, đồng thời sử dụng phương tiện để chữa cháy và thoát nạn theo tình huống đã dự kiến.

    Phong-chay-3.jpg

    (Ảnh: siêu tầm)

    Đối với các hộ kinh doanh, chợ, đền, chùa:

    - Đặt các nội quy phòng cháy chữa cháy để nhắc nhở các du khách, phật tử…

    - Gắn các tiêu lệnh chữa cháy ở đền chùa. Trang bị các phương tiện chữa cháy ở đền chùa như: bình chữa cháy, hệ thống báo chữa cháy… cho tất cả những khu vực nguy hiểm.

    - Quy định nơi đốt vàng mã, nơi này phải đảm bảo xa các khu vực dễ cháy, ở cuối hướng gió và có người trông coi.

    - Phải thường xuyên cắt cỏ và dọn sạch ngay các khu vực xung quanh đền chùa.

    - Khi không có người trông coi nơi đền chùa, thì bạn tuyệt đối không đốt nến, đèn cầy hay thắp hương, mà nên thay bằng các đèn, hương điện có công suất phù hợp.

    - Mỗi hộ kinh doanh chỉ trưng bày hàng mẫu và hàng bán trong một ngày với số lượng tối thiểu; không để hàng hóa lấn chiếm khoảng cách giữa các lô, sạp hàng đã quy định.

    - Không kinh doanh, tàng trữ, sử dụng các chất có nguy hiểm cháy nổ như xăng dầu, cồn, gas và hóa chất dễ cháy khác ở trong nhà chợ.

    - Niêm yết nội quy PCCC, biển cấm lửa, cấm hút thuốc ở những nơi có nguy hiểm về cháy, nổ.

    - Không thắp đèn, nến, hương thờ cúng và đốt vàng mã trong chợ.

    - Tách riêng biệt hệ thống điện phục vụ kinh doanh, hệ thống điện chiếu sáng bảo vệ, hệ thống điện phục vụ thoát nạn và chữa cháy; lắp đặt thiết bị bảo vệ (Aptomat) cho toàn bộ hệ thống điện, từng nhánh, từng quầy, sạp của hộ kinh doanh.

    - Để hàng hóa dễ cháy cách bóng điện, chấn lưu đèn nê ông, bảng điện tối thiểu 0,5 m. Không sử dụng bàn là điện, bếp điện, lò sấy, lò sưởi; không dùng bóng điện sợi đốt để sấy hàng hóa; sử dụng quạt phải có lồng bảo hiểm.

    - Không sử dụng vật liệu dễ cháy để trang trí nội thất, làm tường, vách ngăn, trần, quầy sạp hàng.

    - Bố trí dãy hàng, ngành hàng không cháy hoặc khó cháy xen kẽ giữa các ngành hàng, dãy hàng dễ cháy.

    - Không làm thêm mái che, mái vẩy cũng như không bố trí quầy sạp, bãi để xe và không để vật tư, hàng hóa trong khoảng cách ngăn cháy giữa các khối nhà của khu vực chợ với các khu vực lân cận.

    - Thành lập đội PCCC cơ sở có đủ lực lượng để tổ chức thường trực, tuần tra phát hiện cháy; tổ chức huấn luyện nghiệp vụ PCCC, hướng dẫn thoát nạn và cứu người cho lực lượng này.

    - Trang bị phương tiện chữa cháy phục vụ thoát nạn, cứu người phù hợp với quy mô, tính chất nguy hiểm cháy.

    - Xây dựng và tổ chức thực tập phương án chữa cháy, cứu người trong tình huống xảy ra cháy phức tạp nhất.

    - Khi xảy ra cháy, tìm mọi cách báo cháy nhanh nhất cho lực lượng Cảnh sát PCCC và CNCH theo số máy 114, cho Công an nơi gần nhất đồng thời bằng mọi cách dập cháy và cứu người theo phương án chữa cháy và thoát nạn của cơ sở.

    Đặc biệt đối với các chủ cơ sở phải có quy định, nội quy, biển cấm, biển báo, sơ đồ hoặc biển chỉ dẫn về phòng cháy và chữa cháy, thoát nạn phù hợp với đặc điểm và tính chất hoạt động của cơ sở. Có hệ thống giao thông, cấp nước phục vụ chữa cháy và các phương tiện phòng cháy và chữa cháy.

    Phương pháp chữa cháy (Có 3 phương pháp chữa cháy cơ bản)

    - Ngăn cách ôxy với chất cháy bằng cách úp, chụp, phủ các chất có tác dụng cách ly như chậu, đất cát, bọt chữa cháy, chăn, bao tải, vải bạt, … lên bề mặt chất cháy hoặc tách rời chất cháy ra khỏi vùng cháy.

    Sử dụng vật sẵn có để dặp tắt đám cháy một cách nhanh nhất.

    - Làm loãng nồng độ ôxy và hỗn hợp chất cháy bằng cách phun các chất không tham gia phản ứng cháy (CO2, nitơ, bọt trơ) vào vùng cháy làm loãng nồng độ ôxy và hỗn hợp cháy tới mức bị ngạt không duy trì được sự cháy.

    - Phương pháp làm lạnh (thu nhiệt): Sử dụng nước để dập tắt đám cháy. Chú ý không dùng nước chữa các đám cháy đang có điện, hóa chất kỵ nước như: xăng, dầu, gas và đám cháy có nhiệt độ cao trên 1900 0C mà nước quá ít.

    Để tiếp tục thực hiện có hiệu quả Luật phòng cháy và chữa cháy mỗi người hãy tích cực tìm hiểu kiến thức, pháp luật về phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ, nắm vững những mối nguy hiểm về cháy, nổ tại nơi làm việc, nơi ở và các biện pháp phòng ngừa. Thường xuyên chú trọng việc quản lý và sử dụng an toàn nguồn lửa, nguồn nhiệt và các chất dễ cháy khác ở mọi lúc, mọi nơi, biết cách xử lý kịp thời khi có cháy xảy ra. Thường xuyên tự kiểm tra công tác phòng cháy chữa cháy, phát hiện và khắc phục ngay những sơ hở, thiếu sót về phòng cháy và chữa cháy tại cơ sở để hạn chế thấp nhất số vụ cháy và thiệt hại do cháy gây ra, góp phần đảm bảo an ninh trật tự, bảo vệ cuộc sống bình yên và hạnh phúc cho mọi người, mọi nhà./.

  • Tác giả: Nguyễn Hoài Nam - Trung tâm VH-TT-TH huyện
  • Các tin bài khác:
  • Huyện Điện Biên tổ chức Hội nghị Tổng kết điều tra Nông thôn, Nông nghiệp và Thủy sản năm 2016
    Hội nghị tổng kết công tác Văn hóa, Thể thao, Du lịch và Thông tin truyền thông năm 2016
    Huyện Điện Biên tổ chức Hội nghị học tập quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết, kết luận Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII
    Trường Trung học phổ thông huyện Điện Biên tổ chức dâng hương tại Thành Bản phủ
    Ấm tình quân dân nơi biên cương
    Huyện Điện Biên tổ chức gặp mặt các đồng chí Lãnh đạo chủ chốt của huyện qua các thời kỳ nhân dip xuân Đinh Dậu 2017
    Lễ hội Hoa Ban năm 2017 và Ngày hội Văn hóa - Thể thao - Du lịch tỉnh Điện Biên lần thứ V
    Huyện Điện Biên tổ chức Lễ giao, nhận quân năm 2017
    Hội nông dân xã Thanh Nưa với phong trào XĐGN, làm giàu chính đáng
    Đồn Biên phòng Thanh Luông tổ chức kỷ niệm 58 năm Ngày truyền thống Bộ đội Biên phòng và Sơ kết thực hiện chỉ thị 01/CT-TTG của Thủ tướng Chính phủ
    141-150 of 2032<  ...  10  11  12  13  14  15  16  17  18  19  ...  >
  • Bản đồ hành chính
  • Liên kết Website
  • Chọn liên kết:
  • Thống kê truy cập
  • Tổng truy cập: