• Huyện Điện Biên chủ động phòng, chống đói, rét, dịch bệnh cho gia súc trong mùa đông
  • Thời gian đăng: 06/11/2017 04:20:37 PM
  • Vào vụ đông - xuân, nguồn phụ phẩm làm thức ăn cho gia súc ăn cỏ thường khan hiếm, cộng với thời tiết khí hậu diễn biến bất thường, rét đậm, rét hại kéo dài cùng với tập quán thả rông gia súc là nguyên nhân làm cho trâu, bò bị chết do đói, rét; đồng thời tiềm ẩn nguy cơ phát sinh các loại dịch bệnh, nhất là các bệnh truyền nhiễm như: lở mồm long móng, tai xanh, cúm gia cầm.

  • Trên địa bàn huyện Điện Biên hiện nay có trên 24.000 con trâu, 13.000 con bò và trên 84.100 con lợn. Nhằm chủ động phòng, chống dịch bệnh, giảm thiểu thiệt hại cho các đàn gia súc trên địa bàn huyện nhất là trong mùa đông năm nay. Trạm thú y huyện Điện Biên đã chủ động tuyên truyền, vận động bà con nhân dân, nhất là các xã vùng xâu, vùng xa nâng cao nhận thức trong công tác phòng, chống dịch bệnh cho đàn gia súc.

    Trong thời gian qua, trạm thú y huyện Điện Biên đã tăng cường công tác kiểm tra tình hình dịch bệnh ở từng thôn bản; kiểm dịch động vật và kiểm soát giết mổ để hạn chế tối đa việc lây truyền dịch bệnh ở đàn gia súc, gia cầm và bảo vệ sức khỏe cho nhân dân. Đồng thời khuyến cáo các hộ chăn nuôi phải tuân thủ thực hiện tiêm phòng đầy đủ cho đàn gia súc, gia cầm; áp dụng các biện pháp tiêu độc khử trùng nhằm hạn chế dịch bệnh và tăng cường thức ăn tinh bột, thức ăn dinh dưỡng để đàn gia súc, gia cầm nâng cao sức đề kháng, chống chọi với dịch bệnh cũng như thời tiết khắc nghiệt trong mùa Đông.

    Trong thời điểm giao mùa, gia súc thường xuất hiện một số loại bệnh như: tụ huyết trùng, lở mồm long móng; tiêu chảy, dịch tả. Để chủ động phòng chống dịch bệnh cho đàn gia súc, hạn chế rủi ro, thiệt hại cho người chăn nuôi. Trạm thú y huyện Điện Biên đã sớm có kế hoạch chỉ đạo cán bộ thú y các xã tăng cường công tác tuyên truyền, vận động, thuyết phục các hộ chăn nuôi, đặc biệt là các hộ dân ở các xã vùng sâu, vùng xa không chăn thả rông gia súc nhất là khi nhiệt độ ngoài trời xuống dưới 150c; tận dụng diện tích đất trống quanh vườn nhà để trồng cỏ, dự trữ rơm và thức ăn tinh bột cho đàn trâu, bò. Bên cạnh đó, đã triển khai thực hiện tiêm 29.600 liều tụ huyết trùng trâu, bò; 13.000 liều tụ huyết trùng lợn và trên 53.100 liều phòng dịch tả ở lợn. Cùng với đó phun trên 5.000 lít hóa chất tiêu độc khử trùng ở khu chăn nuôi, chuồng trại của các hộ dân thuộc ở 25 xã trong huyện.

    Để đảm bảo đủ thức ăn cho đàn vật nuôi trong mùa đông, bà con cần chủ động trồng cỏ, ngô dày, dây khoai lang trên diện tích đất không sử dụng, trồng cây vụ đông để làm thức ăn; dự trữ rơm, cỏ, phơi thật khô, bó thành bó 10-20 kg, gác lên gác cao tránh bị ẩm mốc. Bên cạnh đó, thực hiện ủ chua thức ăn cho gia súc từ cỏ tươi, rơm, lá sắn, dây khoai lang... Đối với vùng nguyên liệu mía đường có thể sử dụng ngọn lá mía, bã mía, rỉ mật làm thức ăn cho trâu, bò.

    Áp dụng tốt các biện pháp phòng tránh đói, rét và dịch bệnh cho đàn vật nuôi sẽ góp phần giảm thiểu thiệt hại và nâng cao hiệu quả trong chăn nuôi.

  • Tác giả: Nguyễn Hoài Nam - Phòng VH huyện Điện Biên
  • Các tin bài khác:
  • Cuộc thi Thuyết minh viên du lịch
    Hội Cựu chiến binh huyện Điện Biên tổ chức Đại hội lần thứ VI nhiệm kỳ 2017-2022
    Đảng bộ xã Pom Lót huyện Điện Biên trong công tác xây dựng Đảng với phát triển kinh tế - xã hội.
    Tìm kiếm nạn nhân bị lũ cuốn trôi
    HUYỆN ĐIỆN BIÊN TỔ CHỨC DIỄN TẬP CỤM TÁC CHIẾN BIÊN PHÒNG PA THƠM
    Hội thảo lịch sử vũ trang nhân dân huyện Điện Biên giai đoạn 1952-2015
    KHÁNH THÀNH, BÀN GIAO NHÀ TÌNH NGHĨA CHO VỢ LIỆT SỸ
    Mường Pồn nhiều hoạt động “đền ơn đáp nghĩa”
    Ban CHQS huyện Điện Biên thực hiện tốt chính sách hậu phương Quân đội
    HUYỆN ĐIỆN BIÊN BÁN ĐẤU GIÁ QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT
    181-190 of 2033<  ...  14  15  16  17  18  19  20  21  22  23  ...  >
  • Bản đồ hành chính
  • Liên kết Website
  • Chọn liên kết:
  • Thống kê truy cập
  • Tổng truy cập: