• Hội đồng nhân dân huyện Điện Biên tổ chức Kỳ họp thứ Mười sáu, nhiệm kỳ 2021-2026
  • Thời gian đăng: 19/12/2023 10:54:26 AM
  • Trong hai ngày (18-19/12), Hội đồng nhân dân huyện Điện Biên tổ chức Kỳ họp thứ Mười sáu (Kỳ họp thường lệ cuối năm 2023), HĐND huyện khóa XXI, nhiệm kỳ 2021-2026. Đồng chí Cao Thị Tuyết Lan - Ủy viên BTV Tỉnh ủy, Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch HĐND huyện Điện Biên; đồng chí Lò Minh Hải - Ủy viên Ban Thường vụ Huyện ủy, Phó Chủ tịch thường trực HĐND huyện đồng chủ trì Kỳ họp.
  •          Dự Kỳ họp còn có các đồng chí trong Thường trực Huyện ủy; Lãnh đạo UBND huyện; Đại biểu HĐND tỉnh ứng cử tại huyện Điện Biên; Đại diện Thường trực ủy ban MTTQVN huyện; Ủy viên BTV Huyện ủy; Ủy viên UBND huyện; đại diện Lãnh đạo các phòng, ban, cơ quan, đoàn thể huyện; các đơn vị đóng trên địa bàn huyện; đại diện Thường trực HĐND, Lãnh đạo UBND các xã thuộc huyện.

    HDND-16-2023.jpg

    (Đ/c Cao Thị Tuyết Lan - Ủy viên BTV Tỉnh ủy, Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch HĐND huyện phát biểu khai mạc kỳ họp)

             Phát biểu khai mạc Kỳ họp đồng chí Cao Thị Tuyết Lan - Ủy viên BTV Tỉnh ủy, Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch HĐND huyện đã đánh giá khái quát về tình hình phát triển, kết quả triển khia thực hiện các nhiệm vụ trên địa bàn huyện thời gian qua. Năm 2023, trong bối cảnh có nhiều khó khăn, thách thức đan xen về thiên tai, dịch bệnh; huyện Điện Biên tiếp tục nhận được sự giúp đỡ, quan tâm của các cấp, các ngành tỉnh Điện Biên và sự lãnh đạo, chỉ đạo sát sao của Huyện ủy, HĐND huyện, sự nỗ lực của các cấp, các ngành, sự đoàn kết, đồng lòng, quyết tâm của cả hệ thống chính trị và Nhân dân các dân tộc trên địa bàn huyện; các lĩnh vực kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng - an ninh vẫn tiếp tục có những kết quả khá tích cực, các chỉ tiêu kinh tế quan trọng vẫn duy trì được mức tăng trưởng so với năm 2022; công tác phòng, chống dịch bệnh trên địa bàn được thực hiện tốt; công tác chăm sóc sức khỏe cho nhân dân tiếp tục được quan tâm; Các chính sách an sinh xã hội tiếp tục được thực hiện kịp thời; Chủ quyền biên giới, quốc phòng, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững. Bên cạnh những kết quả đạt được đồng chí Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch HĐND huyện đã thẳng thắn chỉ ra những tồn tại, hạn chế cần khắc phục trong thực hiện chỉ tiêu giao thu đấu giá đất, quản lý nhà nước về Tài nguyên - môi trường... Đồng thời, đồng chí đề nghị đề nghị các vị đại biểu tham dự Kỳ họp nêu cao tinh thần trách nhiệm, phát huy trí tuệ, dân chủ thảo luận, đóng góp nhiều ý kiến chất lượng, sáng suốt quyết nghị, góp phần vào thành công của kỳ họp.

              Trong năm 2023, việc phát triển các lĩnh vực kinh tế - xã hội trên địa bàn huyện tiếp tục được duy trì và có mức tăng trưởng khá. Sản xuất nông, lâm nghiệp tiếp tục được quan tâm triển khai gắn với thực hiện cơ cấu lại ngành nông nghiệp và Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới. Tổng diện tích cây trồng nông nghiệp ước đạt 21.419,1 ha, đạt 100,1% so với Nghị quyết; Tổng sản lượng lương thực có hạt ước đạt 82.813,19 tấn, đạt 102,2%; lĩnh vực chăn nuôi phát triển tương đối ổn định, toàn huyện có 1.977.931 con gia súc, gia cầm đạt 100,1%; Trồng rừng tập trung (cây Mắc ca) đạt 553 ha. Công tác bảo vệ và phòng cháy, chữa cháy rừng được triển khai cơ bản đảm bảo (Bảo vệ rừng:  76.011,22/76.501,5 ha đạt 99,8 KH tỉnh, 99,4% KH huyện; Khoán bảo vệ rừng: 5.265,97; Khoanh nuôi tái sinh rừng ước đạt 532,52; Trồng cây phân tán 1.699/1.000 cây, đạt 169,9%).

              Chương trình xây dựng NTM giai đoạn 2021 – 2025 tiếp tục được quan tâm, chỉ đạo, đẩy mạnh thực hiện. Ước thực hiện năm 2023, toàn huyện có 02 xã đạt chuẩn và cơ bản đạt chuẩn NTM nâng cao (Noong Hẹt, Thanh Xương); có thêm 02 xã cơ bản đạt chuẩn NTM (Hẹ Muông, Hua Thanh) nâng tổng số xã đạt chuẩn và cơ bản đạt chuẩn NTM toàn huyện là 18/21 xã (còn 03 xã chưa cơ bản đạt chuẩn NTM gồm: Na Tông, Mường Lói, Na Ư); không còn xã dưới 10 tiêu chí.  Xây dựng nông thôn mới cấp thôn, bản: Ước thực hiện năm 2023, toàn huyện có thêm 27 thôn, bản đạt chuẩn NTM kiểu mẫu, 09 thôn, bản đạt chuẩn NTM; nâng tổng số thôn, bản đạt chuẩn NTM kiểu mẫu, nông thôn mới trên địa bàn toàn huyện là 105 thôn, bản (trong đó: Thôn, bản đạt chuẩn NTM kiểu mẫu là 82 thôn, bản; thôn, bản đạt chuẩn NTM là 23 thôn, bản).

              Việc triển khai xây dựng các sản phẩm OCOP tiếp tục được đẩy mạnh, nâng cao về số lượng và chất lượng sản phẩm. Ước năm 2023, huyện có thêm 04 sản phẩm OCOP đạt 3 sao, nâng tổng số sản phẩm OCOP trên địa bàn huyện lên 18 sản phẩm (Mật ong Hoa Ban, Mật ong bánh tổ, gạo Séng cù Tâm Sáng, gạo tám thơm Tâm Sáng, gạo nếp nương Tâm Thiện, gạo Séng cù Trường Hương, Miến dong Lộc Biên, quả đỗ leo bốn mùa, Rượu nếp nương men lá, Rượu nếp 27, Thịt trâu khô Phong Sương (03 sao). Gạo nứt Séng cù Tâm Sáng, Vú sữa Thanh Hòa, Cá sấy Hải Hà (02 sao). Dự kiến có thêm 04 sản phẩm mới: Dệt thổ cẩm Na Sang – Núa Ngam, Dệt thổ cẩm Pa xá Lào – Pa Thơm, Bún phở Gạo nứt Tuấn Anh – Thanh An, Điểm du lịch dịch vụ Hương Sao – Thanh Chăn (03 sao)).

              Trong năm 2023, giá trị sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp ước đạt: 1.837,492 tỷ đồng, đạt 103,64% Kế hoạch; trong đó: Công nghiệp khai thác 183,597 tỷ đồng; Công nghiệp chế biến 1.503,409 tỷ đồng; sản xuất phân phối điện, khí đốt 117,053 tỷ đồng; cung cấp nước, xử lý rác thải 33,433 tỷ đồng. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng trên thị trường năm 2023 đạt 3.804,929 tỷ đồng, đạt 120,71% Kế hoạch. Tổng thu ngân sách ước đạt 1.170.445 triệu đồng, đạt 122,43% Kế hoạch (Trong đó, thu trên địa bàn ước đạt 113.687 triệu đồng, thu ngân sách huyện, xã hưởng ước đạt 113.687 triệu đồng. Tổng chi ngân sách ước đạt 1.170.445 triệu đồng, việc thanh toán, cấp phát, tạm ứng vốn kịp thời, đúng chế độ chính sách). Ước đến ngày 31/12/2023 trên địa bàn huyện có tổng số 410 hộ kinh doanh, 55 Hợp tác xã.

              Các chương trình, dự án trọng điểm như: Đường nội đồng và kênh tiêu thoát nước thuộc dự án Giải phóng mặt bằng, hỗ trợ tái định cư theo quy hoạch chi tiết Cảng hàng không Điện Biên; Đoạn đường đường tránh sân bay nối từ đường đi xã Thanh Hưng và đường đi xã Thanh Luông; Xây dựng Thao trường khu vực hướng Tây Quân khu 2; Quản lý đa thiên tai lưu vực sông Nậm Rốm nhằm bảo vệ dân sinh, thích ứng biến đổi khí hậu và phát triển kinh tế xã hội; Đầu tư xây dựng Đường Thanh Minh - Đồi Độc Lập và khu dân cư (đường vành đai phía bắc), thành phố Điện Biên Phủ; Đường giao thông kết nối các khu vực kinh tế trọng điểm thuộc vùng kinh tế động lực dọc trục Quốc lộ 279 và Quốc lộ 12; Nâng cấp đường Đông Điện Biên; Dự án Trường Tiểu học và Trung học cơ sở xã Thanh Xương. Quy hoạch xây dựng đô thị loại V thị trấn huyện lỵ huyện Điện Biên; Bắc Hồng Cúm; Khu phức hợp nhà ở du lịch nghỉ dưỡng khoáng nóng hồ Hồng Khếnh; khu du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng phức hợp Hoong Lếch; Khu dân cư, dịch vụ thương mại tại xã Thanh Hưng và xã Thanh Chăn, huyện Điện Biên được triển khai đảm bảo tiến độ.

              Công tác giáo dục và đào tạo tiếp tục được chỉ đạo thực hiện có hiệu quả; toàn huyện có 70 trường và 01 Trung tâm GDNN-GDTX với 980 lớp, 27.658 học sinh. Tỷ lệ học sinh hoàn thành chương trình tiểu học đạt 99,8%; tốt nghiệp THCS đạt 99,2%; tốt nghiệp THPT đạt 100%.

              Công tác xóa đói, giảm nghèo được triển khai thực hiện có hiệu quả. Thực hiện tốt các chính sách an sinh xã hội trên địa bàn, từng bước nâng cao đời sống của Nhân dân. Năm 2023, số hộ nghèo còn 1.992/25.744 chiếm 7,74% (giảm 1,83% so với năm 2022), hộ cận nghèo 2.348/25.744 chiếm 9,12%. Trong năm đã tiếp nhận tổ chức hỗ trợ 40.665 kg gạo cứu đói giáp hạt năm 2023 cho 775 hộ (2.711 khẩu); Ước hỗ trợ hơn 2 tỷ đồng tiền điện năm 2023 cho 14.360 lượt hộ.  Nhân dịp tết Nguyên đán Quý Mão năm 2023 huyện đã tổ chức thăm hỏi tặng 4.780 xuất quà, trị giá 2.320,5 triệu đồng cho các đối tượng thuộc hộ nghèo, đối tượng bảo trợ xã hội, trẻ em và Chúc thọ mừng thọ cho 1.018 người cao tuổi, số tiền 561.600.000 đồng (trong đó: 867 cụ tròn 70, 75, 80, 85, 95 và trên 100, số tiền: 426.800.000 đồng; 123 cụ tròn 90 và 28 cụ tròn 100 tuổi, số tiền: 134.800.000 đồng).

              Tại Kỳ họp thứ Mười sáuHĐND huyện sẽ xem xét, thảo luận, quyết định nhiều nội dung quan trọng về: Tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng - an ninh năm 2023; mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng - an ninh năm 2024; Tình hình thực hiện nhiệm vụ thu, chi NSĐP năm 2023; dự toán và phân bổ dự toán ngân sách địa phương năm 2024; .... xem xét các báo cáo giám sát chuyên đề của HĐND huyện, TT HĐND huyện, báo cáo công tác của Thường trực HĐND, các Ban HĐND huyện, UBND huyện và các ngành Tòa án nhân dân, Viện Kiểm sát nhân dân, Chi cục thi hành án dân sự huyện,… nghe Ủy ban MTTQVN huyện thông báo về công tác tham gia xây dựng chính quyền; kiến nghị của MTTQ với HĐND, UBND huyện; nghe đại biểu HĐND tỉnh thông báo kết quả kỳ họp thứ Mười HĐND tỉnh và xem xét một số nội dung quan trọng khác. Tại kỳ họp, HĐND huyện sẽ tập trung thảo luận, xem xét, quyết định thông qua 09 nghị quyết; đây là những nghị quyết có ý nghĩa hết sức quan trọng, góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội năm 2024 của huyện./.

  • Tác giả: Nguyễn Hoài Nam - Phòng VH&TT
  • Các tin bài khác:
  • PHÒNG GD&ĐT HUYỆN ĐIỆN BIÊN Tổ chức bồi dưỡng thường xuyên cho cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên MN, TH, THCS hè 2017
    Giải bóng đá thanh niên huyện Điện Biên mở rộng năm 2017
    Pá Khoang tích cực vận động nhân dân sản xuất nông nghiệp
    Xã Nà Nhạn với công tác bảo vệ phát triển rừng
    Bản Co Mỵ xã Thanh Chăn phát triển kinh tế gắn với du lịch cộng đồng
    Pá Khoang tập trung xóa đói giảm nghèo
    Đại hội đại biểu Đoàn TNCS Hồ Chí Minh huyện Điện Biên lần thứ XVIII, nhiệm kỳ 2017-2022.
    Hội thi Chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy quân sự xã giỏi năm 2017
    Hội thi Báo cáo viên giỏi huyện Điện Biên năm 2017
    Công an xã Nà Tấu đẩy mạnh công tác tuyên truyền pháp luật cho nhân dân
    201-210 of 2032<  ...  16  17  18  19  20  21  22  23  24  25  ...  >
  • Bản đồ hành chính
  • Liên kết Website
  • Chọn liên kết:
  • Thống kê truy cập
  • Tổng truy cập: