|
Cán bộ NHCSXH huyện giải ngân tại xã Pa Thơm
Xã Pa Thơm với 294 hộ dân trong đó có 80 hộnghèo, tỷ lệ hộ nghèo là 27,6% năm 2025. Trong những năm qua, bằng nguồn vốn tín dụng chính sách đã tạo điều kiện cho người nghèo và các đối tượng chính sách ở xã có cơ hội tiếp cận được nguồn vốn ưu đãi chủ động phát triển kinh tế gia đình, từng bước thoát nghèo bền vững.
Đến 21/2/2025 tổng dư nợ nguồn vốn tín dụng chính sách đạt trên 8 tỷ đồng, với 179 hộ vay. Bên cạnh việc triển khai các chương trình tín dụng chính sách cho nhân dân trên địa bàn, UBND xã Pa Thơm luôn quan tâm đến việc rà soát nhu cầu vay vốn cũng như kiểm tra, giám sát sử dụng vốn vay, chỉ đạo Ban giảm nghèo xã, trưởng thôn bản, Tổ TK&VV tăng cường trách nhiệm trong việc triển khai tín dụng chính sách, đôn đốc hộ vay trả nợ, trả lãi; phối hợp với NHCSXH đề nghị xử lý rủi ro cho hộ vay kịp thời khi họ gặp rủi ro khách quan.
Ông Cà Văn Tranh– Chủ tịch UBND xã cho biết“Có được kết quả trên là do hằng năm xã luôn làm tốt công tác rà soát, xác nhận đối tượng vay vốn, nắm bắt và đáp ứng kịp thời nhu cầu vay vốn của hộ nghèo và các đối tượng chính sách trên địa bàn. Lãnh đạo UBND xã thường xuyên tổ chức tuyên truyền, vận động nhân dân, nhất là hộ nghèo, cận nghèo có nhu cầu vay vốn chủ động trong việc đăng ký xin vay và tổ chức sản xuất, sử dụng nguồn vốn thật sự hiệu quả. Chỉ đạo các Hội, Đoàn thể phối hợp xây dựng các mô hình trồng trọt, chăn nuôi tiếp cận với việc sản xuất hàng hoá có giá trị kinh tế cao, những hàng hoá mang tính đặc thù của địa phương, cùng với đó tổ chức các lớp tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật, bổ sung kiến thức, áp dụng kỹ thuật vào sản xuất, đẩy mạnh quy trình sản xuất với liên kết theo chuỗi giá trị để nâng cao chất lượng sản phẩm, mang lại giá trị kinh tế cao, đủ sức cạnh tranh trên thị trường”.
Để thực hiện tốt hơn nữa các chương trình tín dụng chính sách trong thời gian tới, xã Pa Thơm thường xuyên bám sát vào các Nghị quyết của Ban đại diện HĐQT NHCSXH huyện và các văn bản hướng dẫn của NHCSXH để cụ thể hoá trong công tác chỉ đạo nhằm triển khai thực hiện, trong đó tập trung: Rà soát nhu cầu vay vốn của các nhóm đối tượng thụ hưởng các chính sách, kịp thời báo cáo cấp có thẩm quyền phê duyệt và gửi NHCSXH huyện làm căn cứ để giải quyết cho vay đảm bảo đối tượng thụ hưởng theo quy định. Thường xuyên kiểm tra, giám sát hoạt động ủy thác của các Hội Đoàn thể nhận ủy thác, hoạt động của các Tổ TK&VV; kiểm tra, giám sát và hướng dẫn hộ vay sử dụng vốn đúng mục đích, đạt hiệu quả, tổ chức họp bình xét vay vốn để đảm bảo việc thực hiện tốt các chính sách của Đảng, Nhà nước một cách công khai, minh bạch, hiệu quả và dân chủ trong quá trình triển khai thực hiện./.
Đoàn Thanh Niên xã Pa Thơm kiểm tra vốn vay tại bản Huổi Moi
Trong những năm qua, Đoàn Thanh niên xã Pa Thơm đã thực hiện tốt công tác ủy thác nguồn vốn vay từ NHCSXH huyện, triển khai thực hiện theo hợp đồng ủy thác vốn vay đã ký kết như: Thực hiện tốt công tác bình xét cho vay được công khai, dân chủ, đúng đối tượng, đôn đốc hộ vay sử dụng vốn vay đúng mục đích, trả nợ gốc lãi đúng hạn, Tích cực thực hiện công tác kiểm tra giám sát tới hoạt động của Tổ Tiết kiệm và vay vốn (TK&VV), kiểm tra sau khi cho vay nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động và hiệu quả nguồn vốn vay.
Đến ngày 30/9/2024 Đoàn Thanh niên xã đang nhận ủy thác với NHCSXH huyện với tổng số vốn đạt 2.809 triệu đồng, với 63 hộ vay tại 2 Tổ TK&VV. Trong đó nợ khoanh là 30 triệu đồng nợ quá hạn 0 đồng giảm so với đầu năm 10 triệu đồng. Nguồn vốn vay đã giúp cho hội viên, người dân có vốn để đầu tư chuồng trại, cây trồng vật nuôi, sản xuất kinh doanh nhiều mô hình kinh tế được triển khai. Từ đó thu hút giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho nhiều hội viên và người dân trong xã.
Ông Quàng Văn Lâm BT ĐTN xã cho biết “Đoàn thanh niên xã luôn thực hiện tốt công tác truyên truyền chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước và NHCSXH về hoạt động tín dụng chính sách; Thực hiện tốt các công việc nhận ủy thác đã ký với NHCSXH huyện, hướng dẫn Tổ Trưởng và hộ vay vốn tại điểm giao dịch xã nhằm tạo điều kiện cho người dân đến giao dịch với NHCSXH được thuận lợi; Thực hiện tốt công tác kiểm tra giám sát hoạt động Tổ TK&VV, tập trung tới việc bình xét vay vốn công khai dân chủ, đúng đối tượng; Chỉ đạo các Tổ TK&VV thực hiện tốt công tác tuyên truyền để hộ vay, người dân tham gia gửi tiền tiết kiệm nhằm tạo lập nguồn vốn cho vay trên địa bàn; Chỉ đạo các Tổ TK&VV nâng cao chất lượng hoạt động của tổ vay vốn, củng cố kiện toàn kịp thời các tổ yếu kém”.
Từ việc thực hiện tốt công tác nhận ủy thác với NHCSXH huyện của Đoàn Thanh Niên xã Pa Thơm đã giúp cho nhiều hội viên, người dân sử dụng vốn vay hiệu quả, tăng thu nhập vươn lên trong cuộc sống, góp phần thực hiện tốt công tác giảm hộ nghèo, giải quyết việc làm, giảm nạn tín dụng đen, xây dựng nông thôn mới và đảm bảo an sinh xã hội trên địa bàn xã./.
Hàng tháng vào ngày 21 lịch giao dịch cố định, khi khách hàng đến trả nợ gốc, nhận tiền vay, gửi tiết kiệm hoặc có ý kiến, đề xuất liên quan đến các chương trình tín dụng chính sách đang triển khai thực hiện trên địa bàn, thì cán bộ và nhân viên Ngân hàng kịp thời thực hiện tuyên truyền về chính sách tín dụng ưu đãi, quy định trong vay vốn, sử dụng vốn vay đúng mục đích, trả nợ gốc, lãi đúng kỳ hạn theo thỏa thuận. Cùng với đó, hoạt động của tổ giao dịch lưu động đều được thực hiện nghiêm túc theo đúng quy định và được NHCSXH huyện, tỉnh thường xuyên kiểm tra, giám sát để kịp thời rút kinh nghiệm nhằm từng bước nâng cao chất lượng giao dịch xã. Hoạt động giao dịch xã Pa Thơm đã đi vào nề nếp, ổn định. Các tổ chức Hội, đoàn thể nhận ủy thác tích cực phối hợp với tổ giao dịch lưu động của NHCSXH huyện Điện Biên trong việc hướng dẫn khách hàng đến giao dịch, Tổ trưởng Tổ TK&VV làm thủ tục giao dịch với Ngân hàng giúp cho việc giao dịch được nhanh chóng, thuận lợi.
Giao dịch xã Pa Thơm
Đến 30/06/2024 NHCSXH huyện đã giải ngân cho 25 hộ vay vốn với tổng số tiền 1.486 triệu đồng, nâng tổng dư nợ toàn xã Pa Thơm lên 7.791 triệu đồng với 223 hộ vay. NHCSXH huyện đã giải ngân kịp thời các chỉ tiêu vốn vay tín dụng ưu đãi của Nhà nước, tạo điều kiện cho hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng chính sách được tiếp cận với các nguồn vốn ưu đãi, có cơ hội làm ăn cải thiện đời sống, vươn lên làm giàu chính đáng, góp phần an sinh xã hội và xây dựng nông thôn mới.
Ông Cà Văn Tranh– Chủ tịch UBND xã Pa Thơm phát biểu khai mạc lớp tập huấn
Tại lớp tập huấn, các đại biểu được đại diện lãnh đạo, cán bộ NHCSXH huyện trực tiếp truyền đạt các nội dung: giới thiệu tổng quan về hoạt động của NHCSXH, các chương trình tín dụng chính sách của NHCSXH huyện đang triển khai, các chủ trương, chính sách tín dụng mới, triển khai chức năng, nhiệm vụ, hoạt động của Ban giảm nghèo xã, Trưởng thôn, bản, các Tổ chức chính trị - xã hội nhận ủy thác và Ban quản lý Tổ TK&VV trong công tác quản lý nguồn vốn tín dụng chính sách xã hội; phương thức ủy thác cho vay thông qua các tổ chức chính trị xã hội, các giải pháp thực hiện nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng, chất lượng ủy thác cho vay, công tác quản lý, kiểm tra giám sát nguồn vốn ủy thác; hướng dẫn nghiệp vụ Ban quản lý tổ TK&VV. Đồng thời tại đây, các đại biểu còn được thực hành, hướng dẫn thực hiện các mẫu biểu, hồ sơ vay vốn có liên quan, hướng dẫn ghi chép các loại sổ sách, sắp xếp hồ sơ lưu giữ... Ngoài ra, các đại biểu cũng tập trung thảo luận cùng giảng viên để giải đáp những thắc mắc, vấn đề phát sinh trong quá trình thực hiện công tác vay vốn tại cơ sở.
Ông Trần Trung Kiên Phó Giám đốc NHCSXH huyện Điên Biên thực hiện nội dung tập huấn
Thông qua lớp tập huấn giúp các đại biểu nâng cao kiến thức về chuyên môn và kỹ năng nghiệp vụ làm việc trong quản lý nguồn vốn tín dụng chính sách, đồng thời giúp các đối tượng nắm chắc các quy định của Chính phủ về tín dụng chính sách và quy trình, thủ tục cho vay của NHCSXH, từ đó đề cao vai trò trách nhiệm, tạo sự chuyển biến về chất lượng hoạt động của Tổ TK&VV, chất lượng hoạt động ủy thác, nâng cao chất lượng và hiệu quả tín dụng chính sách trên địa bàn xã. Đồng thời giúp cho việc quản lý các nguồn vốn vay đúng mục đích, đúng đối tượng, sử dụng nguồn vốn ủy thác có hiệu quả hơn, góp phần vào việc thực hiện tốt công tác giảm nghèo tại địa phương./.
Về dự với Hưởng ứng Ngày chạy Olimpic ngày hôm nay có Thường trực Đảng ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc xã; Đại diện Ban chỉ huy Đồn biên phòng Pa Thơm; Đại ban giám hiệu Trường TH&THCS Pa Thơm; Đại diện Ban giám hiệu Trường Mầm non Pa Thơm; Đại diện lãnh đạo Thủy điện Nậm Núa; Đại diện lãnh đạo Công an xã; Đại diện lãnh đạo Trạm Y tế xã; Các trưởng bản các bản trên địa bàn xã.
Tham gia buổi hưởng ứng Ngày chạy Olimpic vì sức khỏe toàn dân năm nay, gồm có 138 vận động viên tham gia thuộc các cơ quan, đơn vị: Cán bộ, công chức, bán chuyên trách xã; Hội người Cao tuổi xã; Hội Nông dân xã; Hội Liên hiệp phụ nữ xã; Đoàn TNCSHCM xã; Hội cựu chiến binh xã; Ban chỉ huy Quân sự xã; Cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng Pa Thơm; Giáo viên và học sinh Trường TH&THCS Pa Thơm; Giáo viên Trường Mầm Non Pa Thơm; Trạm Y tế xã; Công an xã.
(Ảnh các ban, ngành, đoàn thể và các đơn vị đứng chân trên địa bàn tham gia chạy Olimpic)
Hưởng ứng Ngày chạy Olimpic nhằm động viên đông đảo nhân dân tham gia luyện tập thể dục, thể thao hưởngứng cuộc vận động “Toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại” vàphongtrào“Khỏeđểlậpnghiệpvàgiữnước”,gópphầnnângcaosứckhỏeđể phụcvụhọc tập,laođộng,sảnxuất,xâydựngvà bảovệTổquốc.
Nâng cao nhận thức của cán bộ, công chức và nhân dân về vai trò tác dụng của luyện tập thể dục, thể thao trong việc bảo vệ, nâng cao sức khỏe, thể lực, tầm vóc, nâng cao chấtlượng cuộc sống của nhân dân, xây dựng lối sống và môi trường văn hóa lànhmạnh,gópphầncủngcố khốiđạiđoànkếttoàndân.
(Hình ảnh các vận động viên đang chạy Hưởng ứng Ngày chạy Olimpic)
Ngày chạy Olimpic năm nay, đã đảm bảo an toàn, tiết kiệm, tạo không khí vui tươi trong nhân dân và khuyến khích được đông đảo nhân dân tập thể nâng cao thể lực kiến thiết đất nước./.
Hội Nông dân xã đã phân công cán bộ Hội có năng lực, trách nhiệm thường xuyên tham gia giao ban Ngân hàng theo quy định. Đồng thời theo dõi, giám sát chặt chẽ số hộ vay vốn để kịp thời hướng dẫn, kiểm tra việc sử dụng vốn vay bảo đảm đúng mục đích; phối hợp với Ngân hàng Chính sách xã hội huyện tổ chức các lớp tập huấn nghiệp vụ về chương trình tín dụng ưu đãi cho Tổ tiết kiệm và vay vốn, cán bộ, hội viên nông dân.
Xây dựng Kế hoạch và thực hiện kiểm tra các Tổ tiết kiệm và vay vốn do Hội Nông dân xã quản lý, kiểm tra 100% các món vay mới giải ngân trong vòng 30 ngày. Các hộ vay vốn đều sử dụng nguồn vốn đúng mục đích, tạo hiệu quả trong việc cải thiện, nâng cao đời sống hội viên nông dân, góp phần ổn định xã hội, bảo đảm thực hiện các mục tiêu kinh tế xá hội trên địa bàn xã. Đến nay, Hội Nông dân xã đang quản lý 01 Tổ tiết kiệm và vay vốn với tổng dư nợ 1.848 triệu đồng cho 44 hộ vay vốn. Tiêu biểu như gia đình hội viên chị Lò Thị Mon ở bản Pa Xa Lào vay vốn chương trình Hộ nghèo số tiền 50 triệu đồng đầu tư chăn nuôi bò sinh sản, hiện tại gia đình đã có 4 con bò.
Nhằm từng bước nâng cao chất lượng của hoạt động ủy thác. Hội Nông dân xã Pa Thơm thường xuyên tuyên truyền, phổ biến chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về chính sách tín dụng đối với hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác, tranh thủ sự ủng hộ, tạo điều kiện của cấp ủy, chính quyền địa phương đối với hoạt động ủy thác cho vay, hướng dẫn hội viên nông dân và nhân dân nhận thức đầy đủ về chính sách ưu đãi, nâng cao trách nhiệm, ý thức trong việc sử dụng nguồn vốn đúng mục đích và hoàn trả vốn vay đầy đủ, đúng hạn, tích cực tham gia gửi tiền tiết kiệm theo quy chế hoạt động của Tổ tiết và vay vốn.
(Hội viên nông dân Bà: Lò Thị Mon bản Pa Xa Lào)
Qua thoi dõi, nắm bắt 100% các hộ vay vốn đã sử dụng có hiệu quả nguồn vốn vay để đầu tư chăn nuôi và trồng cây các loại mang lại hiệu quả kinh tế cao; trên cơ sở đó, Hội Nông dân xã đã tích cực, tăng cường phối hợp với các ngành chức năng tổ chức tập huấn, chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật, dạy nghề, hướng dẫn cách làm ăn có hiệu quả giúp các hội viên Nông dân phát triển sản xuất, kinh doanh, từng bước thoát nghèo, ổn định cuộc sống./.
Ngày 15 tháng 02 năm 2024 vừa qua, xã Pa Thơm đã tổ chức thành công chương trình giao lưu văn nghệ Mừng Đảng, Mừng xuân và chào đón năm mới Giáp Thìn năm 2024.
(Công tác chuẩn bị cho đêm giao lưu văn nghệ Mừng Đảng, Mừng xuân và chào đón năm mới xã Pa Thơm)
Đến dự với chương trình giao lưu văn nghệ còn có các đồng chí Lãnh đạo Thường trực Đảng ủy – Thường trực Hội đồng nhân dân, lãnh đạo Ủy ban nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc; Lãnh đạo các đơn vị đứng chân trên địa bàn: Đồn Biên Phòng Pa Thơm, Trường Tiểu học và Trung học Cơ sở Pa Thơm, Trường Mầm non Pa Thơm, Thủy Điện Nậm Núa.
Tham gia chương trình giao lưu văn nghệ gồm có các đội văn nghệ xã Pa Thơm, đội văn nghệ Trường Tiểu học và Trung học cơ sở Pa Thơm, đội văn nghệ các bản: Bản Xa Cuông, Bản Pa Xa Xá, Bản Pa Xa Lào, Bản Púng Bon, Bản Pa Thơm và đặc biệt nhân dân các dân tộc trên địa bà xã cũng đã dự và cổ vũ cho chương trình đêm giao lưu văn nghệ, với nhiều các tiết mục đặc sắc mang đậm nét văn hóa của mỗi dân tộc trên địa bàn, tạo nên một nền văn hóa đa sắc màu.
(Bài múa đội văn nghệ Pa Xa Lào)
Năm cũ đã khép lại với thắng lợi toàn diện trong công cuộc xây dựng phát triển kinh tế, văn hoá - xã hội, quốc phòng - an ninh, bảo vệ vững chắc vùng biên giới và mở ra một năm mới với thắng lợi mới thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng – an ninh, bảo vệ vững chắc vùng biên giới và phấn đấu xã về đích nông thôn năm 2024.
Mừng Đảng, Mừng xuân và chào đón năm mới Giáp Thìn năm 2024 thiết thực chào mừngkỷ niệm 94 năm ngày thành lập Đảng cộng sản Việt Nam (03/02/1930-03/02/2024); hướng tới kỷ niệm 49 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024); Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024); kỷ niệm 134 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2024 và năm Du lịch Quốc gia 2024.
Chương trình giao lưu văn nghệ Mừng Đảng, Mừng xuân và Chào đón năm mới Giáp Thìn năm 2024 đã để lại ấn tượng đối với cán bộ, chiến sĩ và nhân dân các dân tộc trên địa bàn xã Pa Thơm.
Xã Pa Thơm sẽ luôn phát huy các chương trình giao lưu văn nghệ để thiết thực chào mừng các sự kiện chính trị của đất nước, tỉnh huyện, xã, đồng thời bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống các dân tộc trên địa bàn, thực hiện mục tiêu mà Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng đã khẳng định “Phát triển toàn diện các lĩnh vực văn hóa, môi trường văn hóa, đời sống văn hóa để văn hóa thực sự là nền tảng tinh thần, nguồn lực nội sinh và động lực đột phá cho phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập quốc tế”, nhằm tiếp tục phát triển nhanh và bền vững đất nước./.
- Dịch vụ công trực tuyến mức độ 3: Là dịch vụ công trực tuyến cho phép người sử dụng điền và gửi trực tuyến các mẫu văn bản đến cơ quan, tổ chức cung cấp dịch vụ. Các giao dịch trong quá trình xử lý hồ sơ và cung cấp dịch vụ được thực hiện trên môi trường mạng. Việc thanh toán lệ phí (nếu có) và nhận kết quả được thực hiện trực tiếp tại cơ quan, tổ chức cung cấp dịch vụ.
- Dịch vụ công trực tuyến mức độ 4: Là dịch vụ công trực tuyến cho phép người sử dụng thanh toán lệ phí (nếu có) được thực hiện trực tuyến. Việc trả kết quả có thể được thực hiện trực tuyến, gửi trực tiếp hoặc qua đường bưu điện đến người sử dụng.
Với dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, tổ chức, công dân có thể đăng ký hồ sơ trực tuyến mọi lúc, mọi nơi. Chỉ sau vài thao tác đơn giản trên máy tính hoặc thiết bị di động có kết nối Internet, hồ sơ đăng ký đã được gửi tới cơ quan Nhà nước có thẩm quyền; tra cứu thông tin về thủ tục, tình trạng hồ sơ nhanh chóng, thuận lợi.
Với dịch vụ công trực tuyến mức độ 4, ngoài việc tổ chức, công dân có thể đăng ký hồ sơ trực tuyến mọi lúc, mọi nơi mà người sử dụng còn nhận được kết quả giải quyết thủ tục hành chính gửi qua đường bưu điện, người sử dụng sẽ thực hiện thanh toán phí, lệ phí, cước phí bưu chính theo quy định (nếu có). Hay nói đơn giản hơn là với dịch vụ công trực tuyến mức độ 4, tổ chức, công dân không cần đến cơ quan nhà nước mà vẫn có thể đăng ký và nhận kết quả giải quyết thủ tục hành chính.
Ngoài ra, nhờ ứng dụng phần mềm để liên thông giữa các ngành nên rút ngắn thời gian giải quyết hồ sơ (như thủ tục đăng ký khai sinh rút ngắn từ 20 ngày xuống còn 5 ngày làm việc); giảm giấy tờ, giảm công sức và thời gian đi lại, tiết kiệm chi phí cho tổ chức, công dân.
* Lợi ích khi tham gia dịch vụ công trực tuyến mức độ 3
- Thủ tục đăng ký đơn giản, nhanh chóng, thuận tiện 24/24 giờ trong ngày tại mọi địa điểm có kết nối Iternet.
- Tiết kiệm chi phí đi lại, thời gian giao dịch, đơn giản thủ tục giấy tờ;
- Chủ động các công việc khác của công dân.
- Theo dõi được tình trạng hồ sơ trên website trực tuyến; qua tin nhắn điện thoại; địa chỉ email.
- Đảm bảo công khai, minh bạch hồ sơ, thủ tục.
* Lợi ích khi tham gia dịch vụ công trực tuyến mức độ 4
Ngoài các lợi ích khi tham gia dịch vụ công trực tuyến mức độ 3 thì công dân tham gia dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 có thể không cần đến cơ quan nhà nước thực hiện thủ tục hành chính và được nhận kết quả tại nhà.
Trên đây là bài tuyên truyền thực hiện mức độ 3 và 4 của UBND xã Pa Thơm.
Tác giả: Lò Thị Yên, Công chức Văn hóa xã Pa Thơm
1. Yêu cầu
Đội ngũ công chức làm việc tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả đảm bảo đủ về số lượng và có chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp đáp ứng yêu cầu công việc.
Có phẩm chất, đạo đức tốt, tinh thần trách nhiệm và tính chuyên nghiệp cao.
Có tác phong, thái độ chuẩn mực, có khả năng giao tiếp tốt với cá nhân, tổ chức.
2. Trách nhiệm
Thực hiện nghiêm túc, đầy đủ quy chế hoạt động của Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả;
Tạo điều kiện thuận lợi cho cá nhân, tổ chức thực hiện các giao dịch hành chính;
Hướng dẫn cá nhân, tổ chức thực hiện thủ tục hành chính đầy đủ, rõ ràng, chính xác đảm bảo cá nhân, tổ chức chỉ phải bổ sung hồ sơ một lần;
Tiếp nhận hồ sơ hành chính của cá nhân, tổ chức theo quy định;
Chủ động tham mưu, đề xuất sáng kiến cải tiến việc thực hiện thủ tục hành chính; kịp thời phát hiện, kiến nghị với cơ quan, người có thẩm quyền để sửa đổi, bổ sung, thay đổi hoặc hủy bỏ, bãi bỏ các quy định về thủ tục hành chính không khả thi hoặc không phù hợp với tình hình thực tế của địa phương;
Mặc đồng phục trong quá trình thực thi nhiệm vụ;
Thực hiện các quy định khác của pháp luật.
3. Quyền lợi
Được tập huấn về chuyên môn nghiệp vụ và văn hóa ứng xử, giao tiếp với cá nhân, tổ chức;
Được hưởng chế độ hỗ trợ theo quy định.
4. Quản lý công chức làm việc tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả
Công chức làm việc tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chịu sự quản lý trực tiếp, toàn diện của Chánh Văn phòng cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;
Công chức làm việc tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Ủy ban nhân dân cấp huyện thuộc biên chế Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân cấp huyện, chịu sự quản lý trực tiếp, toàn diện của Chánh Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân cấp huyện;
Công chức làm việc tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Ủy ban nhân dân cấp xã là công chức thuộc 7 chức danh công chức cấp xã được quy định tại Luật Cán bộ, công chức do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã phân công căn cứ vào tình hình cụ thể tại địa phương.
Tác giả: Lò Thị Yên, Công chức Văn hóa xã Pa Thơm
Giá trị, lợi ích của Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư
Dữ liệu dân cư là dữ liệu gốc, các cơ sở dữ liệu khác liên quan đến công dân đã, đang và sẽ xây dựng phải căn cứ vào dữ liệu gốc và phải có sự kết nối chia sẻ, đảm bảo tiết kiệm, tránh lãng phí, tạo ra các giá trị mới. Những lợi ích từ việc kết nối Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cưđối với quá trình phát triển chính phủ điện tử hướng tới chính phủ số nền kinh tế số, xã hội số, bao gồm:
-Thiết lập một hệ thống danh tính số thống nhất cho người dân với đầy đủ tính pháp lý, bảo đảm an toàn thông qua chìa khóa là số định danh cá nhân.
- Thông tin mang tính chính xác cao và được ghi nhận về tính pháp lý.
- Tạo nền tảng dữ liệu chuẩn cho việc xác thực thông tin công dân và sẵn sàng cho việc tạo ra hệ thống danh tính số.
- Hỗ trợ chia sẻ dữ liệu giữa các cơ quan nhà nước các tổ chức cung ứng dịch vụ công.
- Hỗ trợ cho người dân trong quá trình thực hiện các giao dịch hành chính, giúp kiểm tra xác thực thông tin công dân, hỗ trợ điền tự động các thông tin đã có vào các biểu mẫu, mẫu đơn, tờ khai và cung cấp các tiện ích khác trên cơ sở các dữ liệu đã có.
- Đơn giản hóa thủ tục hành chính, giảm yêu cầu cấp, lưu hành có giấy tờ của công dân ở dạng giấy, đẩy mạnh việc quản lý dưới dạng điện tử.
- Thúc đẩy quá trình giao dịch điện tử với cơ quan nhà nước, người dân, doanh nghiệp không cần xác minh nhiều lần khi thực hiện giao dịch, từ đó giảm bớt các yêu cầu về xuất trình, đi lại, giao tiếp trực tiếp, giúp giảm bớt các chi phí xã hội có liên quan.
- Giúp giảm bớt gánh nặng hành chính cho cả người dân, doanh nghiệp và cơ quan nhà nước.
- Cung cấp thông tin phục vụ chỉ đạo điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về kinh tế, xã hội, an ninh, quốc phòng
Giá trị, lợi ích của Căn cước công dân
Căn cước công dân gắn chíp điện tử mang lại những lợi ích sau:
- Tích hợp nhiều loại thông tin giấy tờ như: Giấy phép điều khiển phương tiện, Đăng ký phương tiện, Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế,…
- Đem lại sự thuận tiện khi chỉ cần mang căn cước công dân gắn chip khi thực hiện các thủ tục, giao dịch. Theo đó, công dân không cần phải công chứng, xác nhận và đến nhiều nơi để làm thủ tục như trước kia hay xuất trình nhiều loại giấy tờ.
- Có thể tích hợp người phụ thuộc đi kèm như: Con dưới 14 tuổi tích hợp đi kèm với CCCD của bố, mẹ; người mất năng lực hành vi dân sự tích hợp dữ liệu với người giám hộ,...
- Chíp điện tử có khả năng lưu trữ thông tin sinh trắc học như dấu vân tay, đặc điểm nhận dạng, hình ảnh,… cho phép xác thực đảm bảo chính xác con người.Qua đó, thông tin chủ thẻ được định danh một cách chính xác, giảm thiểu mọi nguy cơ về giả mạo thẻ, đảm bảo an ninh, an toàn thông tin của công dân.
- Giảm nguy cơ gian lận và giúp thực hiện các giao dịch an toàn trên môi trường điện tử dễ dàng hơn, từ đó góp phần thúc đẩy thương mại điện tử, kinh tế số, xã hội số.
- Tại các cửa khẩu trên bộ hoặc tại các sân bay hoàn toàn có thể lắp đặt các hệ thống kiểm soát ra vào tự động. Các ứng dụng định danh – xác thực trên thẻ Căn cước công dân giúp cho việc lưu thông được nhanh chóng, thuận tiện, hạn chế việc giả mạo danh tính cũng như kiểm soát việc ra vào một cách chặt chẽ và chính xác.
- Các thông tin về hồ sơ bệnh án, tình trạng việc làm, … có thể được cập nhật liên tục, đem lại sự liền mạch cho người dân khi thực hiện khám chữa bệnh tại các cơ sở y tế hoặc khi làm việc tại các đơn vị hành chính công.
- Các hoạt động giả mạo danh tính, đánh cắp thông tin thẻ ngân hàng,… được triệt tiêu nhờ việc định danh chính xác khách hàng.
- Giúp doanh nghiệp, tổ chức tiết kiệm nhiều kinh phí để xây dựng, duy trì, quản lý và bảo đảm an, ninh an toàn cho hệ thống.
- Thay thẻ ATM và tích hợp một số giấy tờ trên thẻ có sự kết hợp nhiều hình thức bảo mật tiên tiến của công nghệ thế giới (xác thực đa yếu tố) nhằm phòng ngừa các đối tượng xấuđánh cắp thông tin, làm giả thẻ ngân hàng để rút tiền để chiếm đoạt tài sản.
Định danh và xác thực điện tử
Việc khai thác, ứng dụng Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, định danh và xác thực điện tử có ý nghĩa rất quan trọng phục vụ phát triển kinh tế - xã hội và chuyển đổi số quốc gia, mang lại nhiều lợi ích trước mắt và lâu dài xây dựng Chính phủ điện tử hướng đến Chính phủ số giai đoạn 2022–2030. Định danh và xác thực điện tử mang lại những lợi ích gồm: Công dân chỉ phải cung cấp và xác minh một lần duy nhất đối với cùng một thông tin cá nhân; Cung cấp dịch vụ xác thực trực tuyến; Xác minh danh tính đối với cá nhân; Xác minh danh tính của tổ chức, doanh nghiệp; Cung cấp dịch vụ ký điện tử./
|
Lò Thị Yên Văn hóa- Xã hội xã Pa Thơm
|
SƠ LƯỢC SỰ HÌNH THÀNH ĐẢNG BỘ XÃ
Trước năm 1962, khu vực Pác Thơm (xã Pa Thơm ngày nay) thuộc xã Thanh Yên, huyện Điện Biên, tỉnh Lai Châu. Đến tháng 6 năm 1963, thực hiện sự lãnh đạo của Huyện ủy Điện Biên, xã Pa Thơm được chia tách từ xã Thanh Yên. Khi mới thành lập xã Pa Thơm có 04 bản với 582 nhân khẩu, có 01 chi bộ với 07 đồng chí Đảng viên, do đồng chí Lò Văn Kẹo, làm Bí thư chi bộ.
Đ/c Lò Văn Kẹo, Bí thư chi bộ
Đến tháng 9 năm 1998, chi bộ xã Pa Thơm đã bồi dưỡng kết nạp được thêm 18 đồng chí đảng viên sinh hoạt tại 03 chi bộ và được Huyện ủy Điện Biên công nhận là Đảng bộ xã Pa Thơm.
Từ tháng 6 năm 1963, đến tháng 3 năm 2020 Đảng bộ xã Pa Thơm đã trải qua 20 kỳ đại hội với 06 đồng chí Bí Thư Đảng ủy xã. Từ một chi bộ có 07 đảng viên đến nay Đảng bộ xã Pa Thơm có 112 đảng viên, sinh hoạt tại 10 chi bộ, với 06 bản, 1276 nhân khẩu. Thực hiện việc lãnh đạo, chỉ đạo nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội bảo đảm quốc phòng an ninh trên địa bàn xã.
CÔNG TÁC LÃNH ĐẠO CỦA ĐẢNG BỘ XÃ PA THƠM TỪ SAU ĐẠI HỘI LẦN THỨ XX, ĐẾN NAY
Thực hiện Chỉ thị số 35-CT/TW ngày 30- 5- 2019 của Bộ Chính trị về đại hội Đảng bộ các cấp tiến tới đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng.
Thực hiện Kế hoạch số 98-KH/HU ngày 06 -9-2019 của Huyện ủy Điện Biên, thực hiện Chỉ thị số 35-CT/TW ngày 30-5-2019 của Bộ Chính trị về đại hội Đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn Quốc lần thứ XIII của Đảng.
Ngày 08 tháng 3 năm 2020, Đảng bộ xã Pa Thơm long trọng tổ chức Đại hội Đảng bộ xã lần thứ XX, nhiệm kỳ 2020 – 2025. Đại hội vinh dự được đón 120 đại biểu về dự Đại hội.
Đại hội Đảng bộ xã Pa Thơm lần thứ XX, nhiệm kỳ 2020 – 2025
Tại Đại hội đại biểu đã lựa chon bầu 08 đồng chi tham gia Ban chấp hành Đảng bộ xã, 03 đồng chí tham gia Ban Thường vụ và đồng chí Lò Văn Hoàn giữ chức danh Bí thư Đảng ủy, nhiệm kỳ 2020 - 2025.
Đ/c Lò Văn Hoàn-Bí thư Đảng ủy xã
Ngay sau Đại hội Đảng bộ xã kết thúc, Đảng ủy xã đã xây dựng Quy chế hoạt động, Chương trình hành động của Đảng bộ xã; Nghị quyết phát triển kinh tế xã hội, bảo đảm quốc phòng an ninh; Nghị quyết xây dựng nông thôn mới..
Trong những năm qua Đảng ủy xã luôn tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo chính quyền làm tốt công tác tuyền truyền, điều hành trong sản xuất nông, lâm nghiệp; đưa cơ cấu giống phù hợp, thực hiện gieo trồng đúng quy trình, làm tốt công tác phòng chống dịch bệnh trên cây trồng, vật nuôi. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động nhân dân áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất và chăn nuôi, đưa các giống có năng suất, chất lượng cao vào sản xuất vừa đảm bảo lương thực sử dụng vừa làm hàng hóa có giá trị kinh tế. Triển khai thực hiện tốt công tác quản lý, khoanh nuôi, bảo vệ rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng, không để tình trạng khai thác rừng vi phạm lâm luật xảy ra trên địa bàn.
Tổng diện tích 188,44ha, sản lượng lương thực đạt 735,4 tấn (đạt 80,8% KH giao). Đàn gia súc, đạt mức tăng trưởng bình quân hàng năm 2 – 4%/năm. Đàn gia cầm tăng trưởng bình quân hàng năm đạt 2 - 3%/ năm. Thường xuyên tổ chức tuần tra kiểm soát rừng, xử lý kịp thời, đúng quy định của pháp luật đối với các trường hợp vi phạm lâm luật. Độ che phủ của rừng hiện nay đạt 81%. Chỉ đạoBan chỉ đạo xây dựng NTM của xã đã coi trong công tác tuyên truyền, vận động, thuyết phục nhân dân triển khai, thực hiện; Tích cực huy động, lồng ghép các nguồn lực, thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, thực hiện các dự án hỗ trợ phát triển sản xuất nhằm phát huy lợi thế của xã.Hiện nay xã cơ bản đạt 14/19 tiêu chí theo quy định Bộ tiêu chí quốc gia về xây dựng NTM.Đảng ủy, Chính quyền xã đặt công tác Giáo dục và đạo tạo là nhiệm vụ chính trị quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và phát triển xã nhà; công tác xã hội hóa giáo dục được nhân dân ủng hộ, quy mô trường lớp trên địa bàn xã được xây dựng khang trang, sạch đẹp, cơ sở, vật chất, trang thiết bị được cấp đáp ứng nhu cầu dạy và học của thày và trò; đội ngũ các nhà giáo có tinh thần trách nhiệm, đoàn kết khắc phục khó khăn hoàn thành nhiệm vụ; tổ chức thực hiện tốt việc “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”; hoàn thành chương trình phổ cập mầm non cho trẻ 05 tuổi; có 2/2 trường đạt trường chuẩn quốc gia. Thực hiện có hiệu quả các phong trào “Đền ơn đáp nghĩa”, “Uống nước nhớ nguồn”; Quan tâm chăm sóc các gia đình chính sách, gia đình có công với cách mạng; Tu bổ đài tưởng niệm liệt sỹ; xã tỷ lệ hộ nghèo còn 37,9%. Thu nhập bình quân đầu người đạt 23,2 triệu đồng/người/năm. Quán triệt, cụ thể hóa, triển khai thực hiện đầy đủ các Chỉ thị, Nghị quyết về nhiệm vụ Quân sự - Quốc phòng. Từng bước xây dựng, củng cố quốc phòng toàn dân gắn với thế trận an ninh nhân dân, vững chắc. Tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng về công tác đảm bảo an ninh chính trị - trật tự an toàn xã hội. Phát huy sức mạnh tổng hợp của toàn xã hội, nòng cốt là lực lượng công an trong thực hiện nhiệm vụ đảm bảo ANCT – TTATXH; đẩy mạnh phong trào "Toàn dân bảo vệ an ninh tổ quốc".
Trong những năm qua Đảng bộ, Chính quyền và nhân dân các dân tộc xã Pa Thơm đã phát huy truyền thống đoàn kết, khắc phục khó khăn, nỗ lực phấn đấu và đạt được những thành tựu quan trọng: Kinh tế tiếp tục tăng trưởng và phát triển, nhiều mục tiêu, chỉ tiêu đã hoàn thành Nghị quyết Đại hội Đảng bộ xã lần thứ 19, nhiệm kỳ 2015 – 2020, đề ra; Các mặt văn hóa, xã hội chuyển biến, tiến bộ rõ rệt. Nổi bật là xây dựng cơ sở hạ tầng Kinh tế - Văn hóa xã hội, công tác giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới, chăm sóc sức khỏe, nâng cao đời sống nhân dân; làm tốt công tác xã hội hóa giáo dục, thực hiện tốt chính sách xã hội, chính sách đối với đồng bào dân tộc thiểu số được triển khai thực hiện tốt; an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội luôn được giữ vững và ổn định; hệ thống chính trị, đội ngũ cán bộ từ xã đến thôn bản thường xuyên được quan tâm củng cố, kiện toàn, hoạt động có hiệu quả.
Các phong trào thi đua yêu nước được đẩy mạnh, đặc biệt là việc triển khai thực hiện “Học tập tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”; việc kiểm điểm tự phê bình và phê bình theo tinh thần Nghị quyết TW 4 (khóa XI, khóa XII) của Đảng được Đảng ủy thực hiện nghiêm túc và chuyển biến tích cực. Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”được triển khai thực hiện có hiệu quả, nhân dân hưởng ướng đồng thuận.
Để kịp thời, động viên, chia sẻ những khó khăn, vất vả với lực lượng tuyến phòng, chống dịch; sáng ngày 01/9/2021, Lãnh đạo Đảng ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cùng với các ban, ngành, đoànthể xã đến thăm, động viên và tặng quà cho các đồng chí cán bộ, chiến sĩ phòng Pa Thơm và lực lượng dân quân tham gia kiểm soát phòng, chống dịch Covid - 19 trên địa bàn xã.
Tổng cộng có 03 chốt kiểm soát phòng, chống dịch Covid - 19, để kiểm soát người đi qua đường mòn, lối mở vào địa bàn xã.
Trong chiến thăm và tặng quà, do đồng chí Lò Văn Hoàn-Bí Thư Đảng ủy-Chủ tịch Hội đồng nhân dân xã làm trưởng đoàn; đồng chí Trần Văn Tới-Phó Bí Thư Đảng Ủy-Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã làm phó trưởng đoàn đã đến thăm chốt số 1 Cảnh Khạy.
Đ/c Lò Văn Hoàn, Bí thư Đảng ủy xã tặng quà tại chốt số 1 Cảnh Khạy
Tại các điểm đến thăm các đồng chí lãnh đạo xã đã ghi nhận và biểu dương tinh thần tham gia nhiệm vụ phòng, chống dịch Covid-19 của cán bộ, chiến sĩ, lực lượng dân quân trên địa bàn xã trong thời gian qua và gửi lời cảm ơn đến lực lượng làm nhiệm vụ ở các chốt kiểm soát và mong rằng đội ngũ cán bộ, chiến sĩ, lực lượng dân quân sẽ vượt qua mọi khó khăn, vất vả với tinh thần trách nhiệm cao nhằm góp phần cùng với cả nước sớm đẩy lùi dịch bệnh Covid-19 và tích cực tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện tốt công tác phòng, chống dịch trên địa bàn xã.
Các đồng chí Chốt trưởng thay mặt cho lực lượng cán bộ, chiến sĩ, lực lượng dân quân đang làm nhiệm vụ tại các chốt kiểm soát phòng, chống dịch Covid – 19 trên địa bàn đã gửi lời cảm ơn, sự quan tâm, chia sẻ, động viên của các đồng chí lãnh đạo, các ban, ngành, đoàn thể xã và bày tỏ sự quyết tâm khắc phục mọi khó khăn, nguy hiểm, phấn đấu hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao./.
Cũng như nhiều dân tộc anh em khác sống ở vùng đất Tây Bắc, đời sống của cộng đồng dân tộc Lào từ xa xưa đến nay vẫn luôn dựa vào sản xuất nông nghiệp là chính và cũng là cư dân làm nương rẫy. Bởi vậy, cứ vào tháng 9 hàng năm khi lúa trên nương làm thành cốm được là lúc họ lấy một ít lúa về làm cốm để cúng Tổ tiên và các vị thần linh. Và theo nghi thức truyền thống, vật phẩm không thể thiếu trong mâm cúng của ngày Tết này đó chính là xôi cốm, đây được xem là biểu tượng của mùa lúa mới cũng như thể hiện sự trân trọng biết ơn của người Lào đối với tổ tiên, trời đất đã đem đến cho họ một mùa màng tươi tốt và bội thu.
Cứ vào rằm tháng tám âm lịch hằng năm, nhân dân bản Pa Xa Lào nói riêng và dân tộc Lào nói chung lại tiến hành tổ chức lễ cũng cơm mới để tạ ơn tổ tiên và các vị thần linh. Theo phong tập quán xưa của dân tộc Lào, một năm chỉ làm ruộng và làm nương một vụ đó là vụ mùa nên khi lúa nương đã làm được cốm thì phải mang về cho tổ tiên và các vị thần linh ăn trước thì mới phù hộ cho gia chủ bình an và mùa màng tươi tốt.
Tết lúa mới của dân tộc Lào nói chung và bản Pa Xa Lào nói riêng, được chia ra làm hai phần, đó là phần lễ và phần hội
Phần lễ: Có hai lễ chính là cúng gia tiên và cũng các vị thần linh
Thứ nhất: Cũng gia tiên
Mâm cúng được các gia chủ chuẩn bị rất cầu kỳ, vì đây là lễ quan trọng nhất trong năm, gồm: Một con già, xôi cốm, xôi, quả dưa, mía, rượu, các con vật,…
Mâm cúng gia tiên trong ngày Tế lúa mới dân tộc Lào bản Pa Xa Lào
Thứ hai: Lễ cúng các vị thần linh
Lễ cúng để dâng lên các vị thần linh được gia chủ chuẩn rất kỹ, lễ vật cúng bao gồm: Gà, xôi cốm, mía, chuối, quả dưa, xôi, rượu và các con vật có thể ăn được,…
Mâm lễ gia chủ dâng lên các vị thần linh được gia chủ cũng ở ngoài quản hoặc hiên nhà
Ngoài cúng gia tiên và các vị thần linh, nhân dân bản Pa Xa Lào, xã Pa Thơm còn có tập tục cúng những linh hồn cù bất cù bơ, cúng linh hồn bên nội hay bên ngoại mà nhà mình không thờ cúng tại gia, để đảm bảo hôm đó không được bỏ đói các linh hồn vẫn đang còn chưa được siêu thoát.
Phần hội
Sau khi dâng cúng xong sẽ được gia đình dùng để thiết đãi bạn bè, người thân, anh em họ hàng nếu họ đến chơi nhà hoặc đem gói trong lá dong dùng làm quà biếu để thắt chặt thêm tình đoàn kết anh em họ hàng đến dự và chúc mừng gia đình.
Trong những năm qua, được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước nên đời sống vật chất và tinh thần của cộng đồng dân tộc Lào nói chung và dân tộc Lào bản Pa Xa Lào, xã Pa Thơm nói riêng cũng ngày càng được nâng lên và luôn giữ gìn và truyền lại cho thế sau nhứng nét đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc mình.
Để đạt tiêu chí về đích nông thôn mới trong năm 2021, các cấp ủy đảng, chính quyền luôn quan tâm, chỉ đạo để xã hoàn thành các tiêu chí trong xây dựng nông thôn mới.
Về phía xã Pa Thơm, cán bộ và nhân dân trên địa bàn xã luôn đồng lòng góp sức, chung tay xây dựng nông thôn mới.Đến nay, xã đã đạt 14/19 tiêu chí và tiếp tục phấn đầu hoàn thành thêm 03 tiêu chí đó là: Tiêu chí 02 về giao thông, tiêu chí số 9 về nhà tạm, tiêu chí số 17 về môi trường để về đích nông thôn mới vào cuối năm 2021.
Bám sát bộ tiêu chí xây nông thôn mới và các văn bản hướng dẫn, xã luôn chủ động tổ chức thực hiện đồng bộ, có hiệu quả các nội dung phần việc cụ thể như sau:
Về công tác chỉ đạo, điều hành: xã đã thường xuyên củng cố, kiện toàn Ban chỉ đạo, Ban quản lý cấp xã, thời ban hành các văn bản chỉ đạo thực hiện kịp thời, sát đúng với thực tiễn.
Về công tác tuyên truyền: Kịp thời phổ biến, tuyên truyền đầy đủ các văn bản của cấp trên, thông qua các hội nghị, các cuộc họp bản và đài truyền thanh xã, loa phát thanh của bản hiện có, đặc biệt là những vấn đề, những nội dung mang tính bức thiết, nhằm động viên huy động nội lực, khơi dậy tinh thần đoàn kết, tính trách nhiệm và sự đồng thuận trong nhân dân, với phương châm lấy sức dân để lo cho dân.Thường xuyên nêu cao vai trò tiền phong, gương mẫu của cán bộ, đảng viên và gia đình cán bộ, đảng viên trong việc triển khai và thực hiện chương trình.
Về phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập: Tích cực động viên nhân dân phát huy tiềm năng về đất đai, lao động sản xuất nhằm duy trì và mở rộng đa dạng các loại hình sản xuất nông nghiệp và phát triển chăn nuôi nhằm không ngừng nâng cao thu nhậpcho nhân dân trên địa bàn.
Về xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế - Xã hội: Duy trì đường làng, ngõ xóm sạch sẽ theo tiêu chuẩn nông thôn mới; năm 2020, huy động nguồn lực nhà nước và nhân dân cùng làmđã xây dựng kênh mương, đường nội đồng bản Pa Xa Xá và bản Pa Xa Lào; duy trì pin năng lượng mặt trời cho các bản chưa có điện lưới quốc gia (Bản Pa Xa Xá, bản Pa Thơm, bản Huổi Moi).
Duy trì cơ sở vật chất văn hóa ở các bản đã được đầu tư xây dựng (Nhà văn hóa bản Pa Xa Lào, bản Pa Thơm), cơ sở vật chất cáctrường học đạt chuẩn quốc gia,…
Về phát triển giáo dục, y tế, văn hóa, bảo vệ môi trường: Các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao được nhân dân đồng tình ủng hộ và được duy trì thường xuyên, phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh được nhân dân đồng tình hưởng ứng, từ đó đã khơi dậy được tinh thần đoàn kết, tương thân tương ái, giúp nhau phát triển kinh tế, giảm nghèo bền vững, đến nay toàn xã chỉ còn 109 hộ nghèo, chiếm 39,5%.
Công tác khám, chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân ngày càng được nâng cao về chất và lượng.
Công tác giáo dục được quan tâm đúng mức, chất lượng giảng dạy và học tập ở cả 3cấp (Mầm non, Tiểu học và Trung học) đều đạt chất lượng cao.
Duy trì tốt các hoạt động đảm bảo vệ sinh môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm, thực hiện tốt việc thường xuyên dọn vệ sinh đường làng, ngõ xóm, thu gom, xử lý rác và chất thải và trồng cây xanh, trồng hoa bảo vệ cảnh quan môi trường.
Từ chính những nội dung việc làm cụ thể nêu trên mà niềm tin của nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng được củng cố, sự đồng thuận của nhân dân trong xã ngày càng được tăng cường. Đồng thời, cũng chính vì vậy mà xã Pa Thơm luôn duy trì và nâng cao được chất lượng của các tiêu chí nông thôn mới đã được công nhận.
Trong thời gian tới, Pa Thơm sẽ tiếp tục phát huy mặt mạnh đã đạt được, khắc phục triệt để những mặt chưa làm được, quyết tâm phấn đấu về đích nông thôn mới vào cuối năm 2021.
Thực hiện Luật tổ chức Chính quyền địa phương năm 2015, ngày 19/6/2015, Luật sử đổi bổ sung một số Điều của Luật tổ chức Chính phủ và Luật tổ chức Chính quyền địa phương ngày 22/01/2019.
Căn cứ Luật bầu cử Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021 - 2026.
Trong 6 tháng đầu năm 2021, Hội đồng nhân dân xã phối hợp với Ủy ban bầu cử, UBMTTQ Việt Nam và các tổ chức thành viên, tổ chức triên khai công tác bầu cử Đại biểu Quốc Hội khóa XV và bầu cử Đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021 – 2026; đúng luật, bảo đảm tiến độ theo kế hoạch đề ra. Theo quy định về số lượng dân cư để bầu đại biểu HĐND, xã Pa Thơm được bầu là 15 đại biểu HĐND xã nhiệm kỳ 2021 – 2026. Qua giới thiệu của các đơn vị và địa bàn dân cư xã Pa Thơm đã lựa chọn được 21 ứng cử viên tại 6 đơn vị bầu cử.
Ngày 23/5/2021, cuộc bầu cử Quốc hội khóa XV và đại biểu HĐND các cấp đã diễn ra, đã có 100% cử tri trên địa bàn xã tham gia bầu cử, qua lựa chọn cử tri đã bầu đủ số lượng đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND các cấp, riêng đại biểu HĐND xã cử tri đã bầu 14/21 ứng cử viên là Đại biểu biểu Hội đồng nhân dân xã nhiệm kỳ 2021 – 2026, không có đơn vị bầu cử nào phải bầu lại, bầu thêm. Cuộc bầu cử Quốc hội khóa XV và HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021 – 2026, tạixã Pa Thơm đã thành công tốt đẹp.
Ngày 28/6/2021,Thường trực HĐND xã Pa Thơm tổ chức kỳ họp thứ nhất, HĐND xã khóa XXI, nhiệm kỳ 2021 – 2026. Dự kỳ họp có đồng chí Lò Minh Hải - Ủy viên Ban Thường vụ Huyện ủy, Phó chủ tịch HĐND huyện và các đại biểu HĐND huyện ứng cử tại xã, đã dự và phát biểu tại kỳ họp. Đồng chí Lò Minh Hải – đã có ý kiến chỉ đạo: các đại biểu cẩn tập trung nghiên cứu thảo luận kỹ và thể hiện rõ quan điểm, sáng kiến của mình để bầu các chức danh lãnh đạo chủ chốt trong bộ máy của HĐND, UBND xã; ngay sau kỳ họp, HĐND xã kỳ họp thứ nhất HĐND xã cần tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, đẩy mạnh hoạt động của Thường trực HĐND, các ban HĐND, đồng thời các đại biểu HĐND cần nêu cao vai trò của Đại biểu và đại diện cử tri, chủ động phối hợp chặt chẽ với MTTQNN xã và các đoàn thể chính trị xã hội, tổ chức tốt hơn các hoạt động giám sát, phát hiện và đề xuất các giải pháp, các kiến nghị của cử tri để giải quyết các vấn đề phát sinh trong thực tiễn, góp phần nâng cao đời sống của nhân dân trên địa bàn xã.
Toàn cảnh kỳ họp thứ nhất HĐND xã Pa Thơm, khóa XXI, nhiệm kỳ 2021 – 2026.
Tại kỳ họp thứ nhất HĐND xã Pa Thơm khóa XXI, đã bầu các chức danh lãnh đạo HĐND, các Ban của HĐND xã, Lãnh đạo UBND, các ủy viên ủy ban Nhân dân xã theo Luật tổ chức chính quyền địa phương, gồm: Chủ tịch; Phó Chủ tịch HĐND xã; các Trưởng ban, Phó Trưởng ban HĐND xã; Chủ tịch, Phó Chủ tịch UBND và các Ủy viên UBND xã khóa XXI, nhiệm kỳ 2021-2026.Cụ thể, như sau: đồng chí Lò Văn Hoàn, Chủ tịch HĐND xã khóa XX, được bầu giữ chức vụ Chủ tịch HĐND xã khóa XXI; đồng chí Lò Thị Ổn Phó Chủ tịch HĐND xã khóa XX, được bầu giữ chức danh Phó Chủ tịch HĐND xã khóa XXI; đồng chí Trần Văn Tới, Phó Bí thư thường trực Đảng ủy,nhiệm kỳ 2020-2025 được bầu giữ chức danh Chủ tịch UBND xã khoá XXI; đồng chí Quàng Văn Biên, Phó Chủ tịch UBND xã khóa XX, được bầu giữ chức danh Phó Chủ tịch UBND xã khóa XXI; đồng chí Lường Văn Khụt, Phó Chủ tịch UBND xã khóa XX được bầu giữ chức danh Phó Chủ tịch UBND xã khóa XXI, nhiệm kỳ 2021-2026.
Cũng tại kỳ họp, các đại biểu đã được nghe Ủy ban bẩu cừ cử xã đã báo cáo kết quả bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và bầu cử đại biểu HĐND các cấp, nghe UBMTTQ xã thông qua báo cáo tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri trên địa bàn xã trước, trong và sau cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội và HĐND xã nhiệm kỳ 2021-2026; Thường trực HĐND xã thông qua Nghị quyết về tổ chức các kỳ họp thường lệ trong năm 2021 của HĐND xã khóa XXI, nhiệm kỳ 2021-2026.
Nhìn chung, trong 6 tháng đầu năm 2021, hoạt động của HĐND xã đã thực hiện tốt nhiệm vụ nhiệm vụ, đảm bảo đúng theo quy định của Luật định, hoạt động của HĐND; các ban và đại biểu HĐND xã đã bán sát vào chức năng nhiệm vụ để thực hiện công tác giám sát, công tác tiếp xúc cử tri theo quy định; thực hiện tốt công tác phối hợp với Thương trực UBMTTQ Việt Nam xã để tổ chức tốt công tác tiếp xúc cử tri và Quy chế phối hợp giữa Thường trực HĐND, UBND, UBMTTQVN xã nhiệm kỳ 2021- 2026, từ đó góp phần quan trọng vào việc triển khai, thực hiện Nghị quyết phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo Quốc phòng an ninh trên địa bàn xã.
Lịch sử hình thành xã Pa Thơm: Trước năm 1963 xã Pa Thơm trực thuộc xã Thanh Yên, ngày 23 tháng 6 năm 1963 chia tách từ xã Thanh Yên thành 2 xã xã Pa Thơm và xã Thanh Yên. Sau khi chia tách xã, xã Pa Thơm lúc bấy giờ có 4 bản gồm: bản Pa Xa Xá, bản Pa Xa Lào, bản Pha Pun và bản Pác Thơm, có 3 dân tộc Lào, Cống, Khơ Mú sinh sống chủ yếu.
Vị trí địa lý: Xã Pa Thơm, huyện Điện Biên có tọa độ địa lý: 21o18’26” vĩ độ Bắc và 102o55’43” kinh độ Đông. Nằm cách trung tâm huyện 15 km.
+ Phía Bắc giáp xã Thanh Chăn.
+ Phía Tây giáp CHDCND Lào.
+ Phía Nam giáp với CHDCND Lào, xã Na Ư.
+ Phía Đông giáp với xã Noong Luống, xã Thanh Yên.
Diện tích tự nhiên là: 8.908,87 ha. Trong đó: Đất nông nghiệp: 8.694,46 ha. Đất phi nông nghiệp: 210,04 ha.
Tổng dân số: 276 hộ, 1.305 khẩu. Gồm 3 dân tộc sinh sống là chủ yếu: Dân tộc Lào có 83 hộ = 398 khẩu; dân tộc Cống 79 hộ = 375 khẩu; dân tộc Khơ Mú là: 108 hộ = 496 khẩu; (có 06 hộ dân tộc khác = 37 khẩu)
Xã Pa Thơmnằm ở phía Nam huyện Điện Biên có độ cao từ 500m đến 1500 m có thung lũng dài hẹp. Đặc điểm địa hình của xã khá phức tạp, núi cao hiểm trở, bị chia cắt mạnh và có độ dốc theo hướng Tây bắc Đông nam gây khó khăn cho sản xuất nông nghiệp và đi lại của nhân dân.
Địa hình thung lũng: Phân bố dọc theo hướng Tây Bắc – Đông Nam, được hình thành do quá trình bồi đắp lâu dài của sông suối, có địa hình bằng phẳng, có độ cao trung bình > 400m so với mực nước biển, rất thích hợp để canh tác lúa nước.Vùng núi thấp: Tiếp giáp với vùng thung lũng , độ cao trung bình từ 500 - 700m so với mực nước biển, bao gồm các dãy núi song song và so le với nhau. Cấu tạo địa chất của dạng địa hình này chủ yếu là tầng trầm tích dày gồm đá phiến sét xen kẽ bột kết và cát kết. Địa hình vùng núi thấp khá chia cắt, hiểm trở, thích hợp để phát triển lâm nghiệp, cây lâu năm và đồng cỏ chăn nuôi gia súc.
Đặc điểm khí hậu: Xã Pa Thơm thuộc vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, trong năm có 02 mùa rõ rệt; mùa đông tương đối lạnh, ít mưa và có sương muối kéo dài từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau; mùa hè từ tháng 4 đến tháng 10: nóng, mưa nhiều.Nhiệt độ không khí trung bình năm là 21,8oC, tháng 7,8 có nhiệt độ trung bình cao nhất trong năm (29oC), tháng Giêng có nhiệt độ trung bình thấp nhất (15oC);Lượng mưa trung bình hàng năm khoảng 1500mm - 2.200mm, mưa tập trung theo mùa. Mùa mưa, lượng mưa chiếm khoảng 70 - 80% tổng lượng mưa cả năm; mùa khô kéo dài từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau. Mưa đá thường xuất hiện vào cuối mùa khô (tháng 3,4).Chủ yếu là gió đông bắc và gió tây nam kèm theo sương mù và sương muối.
Về tình hình phát triển kinh tế xã hội, đảm bảo quốc phòng - an ninh:
Trong bối cảnh có nhiều khó khăn, thách thức đan xen về thiên tai, dịch bệnh; xã Pa Thơm luôn nhận được sự quan tâm giúp đỡ của các cấp, các ngành của huyện và sự lãnh đạo, chỉ đạo sát sao của Đảng ủy; sự đoàn kết đồng lòng quyết tâm của cả hệ thống chính trị và nhân dân các dân tộc trên địa bàn xã; lĩnh vực kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng - an ninh vẫn tiếp tục có những kết quả khá tích cực; các chỉ tiêu kinh tế quan trọng vẫn duy trì; thực hiện tốt công tác phòng, chống dịch covid-19 trên địa bàn, công tác chăm sóc sức khỏe cho nhân dân tiếp tục được quan tâm; chính sách an sinh xã hội tiếp tục thực hiện kịp thời. Chủ quyền biên giới, quốc phòng an ninh chính trị; trật tự an toàn xã hội được giữ vững. Tổ chức thành công cuộc bầu cử đại biểu quốc hội khóa XV và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021 – 2026. Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc trên địa bàn xã quyết tâm phấn đấu xây dựng xã cơ bản đạt chuẩn nông thôn mới cuối năm 2021.