• Tổng kết 15 năm thực hiện Nghị quyết số 23-NQ/TW, ngày 16/6/2008 của Bộ Chính trị (khoá X) và Nghị Quyết số 14-NQ/TU, ngày 20/10/2008 của Ban thường vụ Tỉnh ủy về Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 23-NQ/TW của Bộ Chính trị về tiếp tục xây dựng và phát triển văn học, nghệ thuật trong thời kỳ mới
  • Thời gian đăng: 30/12/2022 02:34:31 PM
  • Điện Biên là một huyện miền núi biên giới, nằm ở phía Tây Nam của tỉnh Điện Biên, huyện Điện Biên có 21 đơn vị hành chính cấp xã có bề dầy truyền thống lịch sử cách mạng, văn hóa, là nơi lưu giữ đa dạng các giá trị văn hóa truyền thống đặc trưng của 11 dân tộc (Trong đó: 49,00% dân tộc Thái; 27,05% dân tộc Kinh; 10,70% dân tộc Mông; 5,99% dân tộc Khơ Mú; 3,38% dân tộc Lào; 2,57% dân tộc Tày; 0,48% dân tộc Nùng; 0,36% dân tộc Cống; 0,16% dân tộc Thổ; 0,15% dân tộc  Mường; 0,15% dân tộc khác). Là một huyện trọng điểm về phát triển kinh tế, xã hội, trọng yếu về Quốc phòng - An ninh; trong những năm qua huyện đã đạt được nhiều thành tựu trong xây dựng và phát triển toàn diện về chính trị, kinh tế, văn hóa – xã hội, Quốc phòng - An ninh.

    Thực hiện Nghị quyết số 23-NQ/TW, ngày 16/6/2008 của Bộ Chính trị (khoá X) và Nghị Quyết số 14-NQ/TU, ngày 20/10/2008 của Ban thường vụ Tỉnh ủy về Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 23-NQ/TW của Bộ Chính trị về tiếp tục xây dựng và phát triển văn học, nghệ thuật trong thời kỳ mới. UBND huyện đã chỉ đạo triển khai, quán triệt, tuyên truyền, phổ biến, nâng cao nhận thức về vai trò, vị trí, tầm quan trọng của công tác văn học, nghệ thuật trong thời kỳ mới đến đội ngũ cán bộ, đảng viên, đoàn viên, hội viên và các tầng lớp nhân dân; xây dựng chương trình, kế hoạch triển khai thực hiện phù hợp với thực tế ở cơ sở, cụ thể hóa nhiệm vụ công tác văn học, nghệ thuật vào nội dung chương trình, kế hoạch công tác hàng năm, góp phần đưa Nghị quyết đi vào cuộc sống, tạo chuyển biến tích cực trong việc thực hiện Nghị quyết ở các cấp.

    Sau khi học tập, quán triệt Nghị quyết, đa số cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân đã nhận thức đầy đủ ý nghĩa, vai trò, tầm quan trọng của công tác văn học, nghệ thuật trong thời kỳ mới. Qua đó, từng cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ lãnh đạo, quản lý, người đứng đầu cấp uỷ và trong cả hệ thống chính trị phát huy tốt hơn vai trò, trách nhiệm của mình; chất lượng hoạt động văn hoá, nghệ thuật ngày càng được nâng lên rõ rệt, gắn kết chặt chẽ, phục vụ hiệu quả chính sách phát triển kinh tế – xã hội của địa phương. Một số chương trình, hoạt động văn hóa, nghệ thuật lớn tạo được ấn tượng tốt trong nhân dân, mức hưởng thụ văn hóa, nghệ thuật của nhân được cải thiện một bước. Công tác bảo tồn, phát huy di sản văn hóa về lĩnh vực văn học, nghệ thuật được triển khai tích cực. Công tác phối hợp giữa cơ quan quản lý Nhà nước đối với các hoạt động văn học, nghệ thuật đã có sự gắn kết, phối hợp chặt chẽ hơn. Hoạt động giao lưu trong lĩnh vực văn học, nghệ thuật cũng được đẩy mạnh.

    Kết quả thực hiện:

    Đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền về chủ trương, đường lối chính sách của Đảng, Nhà nước; về Nghị quyết số 23-NQ/TW, ngày 16/6/2008 của Bộ Chính trị (khoá X) và Nghị Quyết số 14-NQ/TU, ngày 20/10/2008 của Ban thường vụ Tỉnh ủy về Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 23-NQ/TW của Bộ Chính trị về tiếp tục xây dựng và phát triển văn học, nghệ thuật trong thời kỳ mới; chỉ đạo lồng ghép công tác tuyên truyền dưới nhiều hình thức khác nhau, cụ thể: Xây dựng 250 tin bài phát trên đài truyền thanh, truyền hình huyện và hệ thống Đài truyền thanh cơ sở; treo 260 băng rôn, khẩu hiệu; xây dựng lồng ghép tuyên truyền lưu động xuống cơ sở với trên 120 buổi/năm.

    UBND huyện đã chỉ đạo Hội VHNT huyện đã tổ chức nhiều cuộc đi thực tế cho hội viên, trong đó tập trung vào những đề tài trọng tâm như: Xây dựng nông thôn mới, Bảo vệ chủ quyền biên giới quốc gia, giữ gìn an ninh trật tự xã hội, học tập, làm theo tư tưởng, đạo đức và phong cách Hồ Chí Minh, nêu gương điển hình người tốt việc tốt, phòng chống các tệ nạn xã hội, ca ngợi vẻ đẹp của con người và phong cảnh Điện Biên… Địa chỉ thâm nhập thực tiễn của các văn nghệ sỹ là bám sát cơ sở, ưu tiên tới các địa bàn vùng sâu vùng xa, những khu vực khó khăn gian khổ, chia sẻ nỗi vất vả gian lao cùng đồng bào, chiến sỹ nơi biên giới, qua đó khơi dậy nguồn cảm hứng sáng tạo.

    Những hội viên lớn tuổi luôn đầu tầu gương mẫu, ngày càng vững vàng về tư duy và bản lĩnh, nêu cao phẩm chất, đạo đức nghề nghiệp, khẳng định được vai trò nòng cốt, cho ra đời nhiều tác phẩm tốt, có chất lượng, xứng đáng là hạt nhân của phong trào. Các hội viên trẻ rất hăng hái, năng động, xông xáo, nhạy bén, có tư duy mới mẻ, bắt nhịp nhanh với hơi thở cuộc sống đương đại, xứng đáng là những chiến sỹ xung kích trên mặt trận VHNT.

    Các loại hình VHNT phát triển đa dạng, đồng đều, phản ảnh được năng lực của hội viên, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ đặt ra và phục vụ kịp thời nhu cầu thưởng thức của nhân dân; bao gồm các thể loại: văn (chính luận, lý luận phê bình, truyện, ký, tản văn…), thơ (thơ lục bát và thơ mới tiếng việt, thơ song ngữ, thơ thể Đường luật…), ca nhạc (dân ca, kịch, tiểu phẩm, ca khúc…), tranh, ảnh, phim (ký họa, tranh màu; ảnh thời sự, ảnh nghệ thuật; kịch bản phim, phim tài liệu, phim phóng sự…), biểu diễn (các chương trình ca múa nhạc, thu thanh, thu hình phát trên đài và các đĩa DCD, VCD…). Ấn phẩm Văn nghệ Mường Thanh, đã được quan tâm viết bài, đề cập sâu sắc những vấn đề thời sự, những nhiệm vụ trọng tâm, xác định phương hướng hoạt động, có sức quy tụ và lan tỏa tinh thần cách mạng cho độc giả.

    Công tác xuất bản, phát hành tác phẩm văn học nghệ thuật đã đạt được thành tích nổi bật, với điều kiện là một huyện biên giới vùng xa, còn nhiều khó khăn đã duy trì xuất bản được 02 số ấn phẩm Văn nghệ Mường Thanh/năm, trong đó có 02 số đặc biệt, đó là ấn phẩm Văn nghệ Mường Thanh số 22 chào mừng Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XX và chào mừng, kỷ niệm 70 năm ngày thành lập Đảng bộ huyện; ấn phẩm “Giáo dục và Đào tạo huyện Điện Biên, 35 năm một chặng đường phát triển”, nhân dịp chào mừng kỷ niệm 35 năm ngày Nhà giáo Việt Nam. Tổ chức triển lãm, trưng bày tranh, ảnh nghệ thuật tại sự kiện Hoa anh đào Pá Khoang, tại lễ hội thành Bản Phủ. Các tác phẩm đăng tải trong ấn phẩm của Hội được biên soạn, in ấn công phu, nội dung hay, hình thức đẹp, hấp dẫn có giá trị nghệ thuật và tư tưởng chính trị tốt, đáp ứng được yêu cầu, mục đích đặt ra, được người đọc đánh giá cao.

    Mỗi số nghệ Mường Thanh  của Hội phát hành 300 cuốn (số đặc biệt phát hành 500 cuốn), dày 64 trang (số đặc biệt 84 trang), bìa và phụ trương in 4 màu, kích thước 27 x 19 cm;  riêng sách “Giáo dục và Đào tạo huyện Điện Biên, 35 năm một chặng đường…” dày 150 trang, in 4 màu, phát hành 700 cuốn.

    Mỗi cuốn Văn nghệ Mường Thanh có từ 10 đến 13 chuyên mục, trung bình 60 bài/số. Cùng với việc xuất bản ấn phẩm của Hội, nhiều hội viên cũng đã in ấn, xuất bản, phát hành ẩn phẩm VHNT của cá nhân, tham dự các giải thưởng VHNT toàn quốc, giải các ngành Trung ương, giải trong tỉnh và giới thiệu tới bạn đọc gần xa. Tiêu biểu là ông Nguyễn Đình Hải, ông Lò Ngọc Duyên, bà Lường Thị Đại, ông Tòng Văn Hân, ông Hoàng Công Mai; với tổng số 9 đầu sách, số lượng 2850 cuốn.

    Song song với công tác xuất bản, Hội VHNT huyện chú trọng tới công tác phát hành các tác phẩm âm nhạc, diễn xướng. Các hội viên đã luyện tập, phối hợp biểu diễn để thu thanh, thu hình các chương trình ca nhạc, diễn xướng phát trên sóng truyền thanh, truyền hình và giới thiệu, quảng bá trong nhân dân. Hội xác định công tác biểu diễn nghệ thuật là hoạt động bề nổi của Hội, tổ chức tốt các cuộc biểu diễn góp phần tạo không khí vui tươi, phấn khởi, nâng cao đời sống tinh thần cho nhân dân.

    Nhằm phát huy, bảo tồn di sản văn hóa dân tộc trong lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật được triển khai sâu rộng, chú trọng các di sản tiêu biểu, đồng thời phối hợp với các ngành chức năng khảo sát, lập hồ sơ đưa vào danh mục di sản cấp quốc gia, trên địa bàn huyện hiện có các di sản gồm: Nghệ thuật múa của người Khơ Mú; múa xòe dân tộc thái; múa khèn dân tộc Mông. Ngoài ra các làn điệu dân ca, các điệu múa truyền thống dân tộc được tổ chức thương xuyên trong các dịp lễ, tết, các sự kiện chính trị của đất nước của tỉnh, huyện…

    Các nội dung quy định trong lĩnh vực mỹ thuật, nhiếp ảnh và triển lãm được tuyên truyền, phổ biến kịp thời đến các đối tượng để tham gia hoạt động, hưởng ứng. Tham gia các hoạt động thi ảnh đẹp do tỉnh phát động, các tác phẩm đã được trưng bày tại lễ hội, ngày hội do tỉnh, huyện tổ chức.

    Phong trào văn hóa nghệ thuật quần chúng phát triển rộng khắp, toàn huyện có 261 đội văn nghệ quần chúng tại cơ sở, các văn nghệ hoạt động sôi nổi, công tác biên tập, dàn dựng chương trình được quan tâm trú trọng với nhiều hình thức, nội dung dung phong phú, phục vụ nhu cầu hưởng thụ và phục vụ các nhiệm vụ chính trị của địa phương, thu hút đông đảo quần chúng nhân dân tham gia.

    Công tác phát triển văn hóa nghệ thuật truyền thống được quan tâm trú trọng thông qua các hoạt động biểu diễn, giao lưu, hàng năm tổ chức các hội thi, hội diễn, liên hoan định kỳ được tổ chức 01 năm một lần, qua đó phát hiện nghệ nhân, diễn viên quần chúng xuất sắc tham gia các hội thi, hội diễn do Trung ương, tỉnh tổ chức đạt kết quả cao.

    Hàng năm xây dựng trên 120 buổi biểu diễn, tuyên truyền lưu động phục vụ nhiệm vụ chính trị và nhân dân trên địa bàn, nhất là vùng sâu, vùng khó khăn góp phần thu hẹp khoảng cách về hưởng thụ văn hóa, văn nghệ giữa các vùng, đồng thời nâng cao ý thức, trách nhiệm của cấp ủy đảng, chính quyền địa phương, nhân dân các dân tộc trên địa bàn trong việc giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc.

    Huyện Điện Biên có tổng số 37 hội viên thuộc hội VHNT huyện, trong đó có 4 nghệ nhân dân gian, có 14 hội viên là đảng viên. Về dân tộc: 23 hội viên dân tộc Thái, 14 hội viên dân tộc Kinh. Về giới tính: 15 hội viên nữ, 22 hội viên nam. Về độ tuổi: 4 hội viên dưới 45; 19 hội viên tuổi từ 46 đến 65; 14 hội viên tuổi trên 65. Về học vấn: 19 hội viên học hết cấp III; 11 hội viên học hết cấp II; 7 hội viên học hết cấp I. Về chuyên môn: 3 hội viên trình độ Thạc sỹ 9 hội viên trình độ đại học, 5 hội viên trình độ cao đẳng và trung cấp, 3 hội viên trình độ sơ cấp. Về lý luận chính trị: 5 hội viên cử nhân và cao cấp, 6 hội viên trung cấp. Về chuyên ngành trong hoạt động VHNT: 19 hội viên sáng tác văn, thơ; 11 hội viên sáng tác thơ song ngữ (Thái -Việt); 3 hội viên viết lý luận phê bình; 3 hội viên viết kịch bản; 4 hội viên nhiếp ảnh; 6 hội viên nghiên cứu, sưu tầm văn hóa dân gian; 4 hội viên ca múa; 9 hội viên diễn xướng, 2 hội viên mỹ thuật, 1 hội viên sáng tác nhạc.

    02 lần được Ủy ban toàn quốc tặng thưởng bằng khen, 9 lần tập thể và 28 lần cá nhân được Huyện ủy, UBND, Hội VHNT tỉnh tặng thưởng giấy khen. Các văn nghệ sỹ huyện Điện Biên đã tham dự nhiều cuộc thi VHNT do các cấp, các ngành tổ chức, nhiều người đã đoạt được những giải thưởng vinh dự, tiêu biểu là bà Lương Thị Đại đã giành 2 giải thưởng (A của Hội VHNT Dân gian Việt Nam, Giải Nhất văn học Dân gian Giải thưởng VHNT lần thứ III tỉnh Điện Biên); ông Tòng Văn Hân giành 3 giải thưởng (1 Giải A, 1 Giải B, của Hội VHNT Dân gian Việt Nam; 1 giải Nhì văn học Dân gian Giải thưởng VHNT tỉnh Điện Biên lần thứ III, 1 Giải A thơ viết về Biển - Đảo của Hội Nhà văn Việt Nam); ông Đỗ Trọng Luân giành 2 giải thưởng (Giải Ba thơ Giải thưởng VHNT tỉnh lần thứ III, Giải Nhất cuộc thi thơ viết về "Thầy cô và mái trường"); bà Vàng Thị Lướt, bà Phạm Minh Châu giành nhiều Giải thưởng và Huy chương trong các Hội diễn, Hội thi ca múa nhạc trong tỉnh, khu vực và toàn quốc. Trong nhiệm kỳ qua, Hội VHNT huyện vinh dự có 03 hội viên được Nhà nước phong tặng danh hiệu Nghệ nhân dân gian là ông  Lò Văn Pánh, bà Lò Thị Phúc, bà Lò Thị Song.

    Trong thời gian tới, UBND huyện Tiếp tục lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện có hiệu quả Nghị quyết số 23-NQ/TW, ngày 16/6/2008 của Bộ Chính trị (khoá X) và Nghị Quyết số 14-NQ/TU, ngày 20/10/2008 của Ban thường vụ Tỉnh ủy về Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 23-NQ/TW của Bộ Chính trị về tiếp tục xây dựng và phát triển văn học, nghệ thuật trong thời kỳ mới. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước liên quan đến phát triển văn học nghệ thuật. Tích cực hưởng ứng các cuộc vận động sáng tác, quảng bá các tác phẩm văn học, nghệ thuật; tiếp tục chỉ đạo tổ chức các hoạt động văn hoá, nghệ thuật, nhất là trong những ngày lễ lớn của đất nước, địa phương và các sự kiện chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội. Chú trọng công tác bảo tồn, truyền bá các loại hình văn học nghệ thuật truyền thống của đồng bào các dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện; chủ động đấu tranh, phản bác các quan điểm sai trái trên lĩnh vực văn hoá, văn nghệ; kịp thời phát hiện các vấn đề nhạy cảm, bức xúc trong quản lý và hoạt động văn hoá, thể thao và du lịch để đề xuất các phương án giải quyết. Quan tâm xây dựng bộ máy lãnh đạo Hội Văn học Nghệ thuật huyện; chú trọng công tác đào tạo tài năng trẻ trong lĩnh vực văn học, nghệ thuật tại các địa phương trong huyện./.

  • Tác giả: Phạm Văn Tuân - Phòng VH&TT huyện
  • Các tin bài khác:
  • PHÒNG GD&ĐT HUYỆN ĐIỆN BIÊN Tổ chức bồi dưỡng thường xuyên cho cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên MN, TH, THCS hè 2017
    Giải bóng đá thanh niên huyện Điện Biên mở rộng năm 2017
    Pá Khoang tích cực vận động nhân dân sản xuất nông nghiệp
    Xã Nà Nhạn với công tác bảo vệ phát triển rừng
    Bản Co Mỵ xã Thanh Chăn phát triển kinh tế gắn với du lịch cộng đồng
    Pá Khoang tập trung xóa đói giảm nghèo
    Đại hội đại biểu Đoàn TNCS Hồ Chí Minh huyện Điện Biên lần thứ XVIII, nhiệm kỳ 2017-2022.
    Hội thi Chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy quân sự xã giỏi năm 2017
    Hội thi Báo cáo viên giỏi huyện Điện Biên năm 2017
    Công an xã Nà Tấu đẩy mạnh công tác tuyên truyền pháp luật cho nhân dân
    201-210 of 2080<  ...  16  17  18  19  20  21  22  23  24  25  ...  >
  • Bản đồ hành chính
  • Liên kết Website
  • Chọn liên kết:
  • Thống kê truy cập
  • Tổng truy cập: