• TRỒNG CÂY DƯỢC LIỆU - HƯỚNG ĐI MỚI TRONG CHUYỂN ĐỔI CƠ CẤU CÂY TRỒNG TẠI XÃ NOONG LUỐNG HUYỆN ĐIỆN BIÊN
  • Thời gian đăng: 26/09/2017 08:53:45 AM
  • Xã Noong Luống huyện Điện Biên có hơn 1600 hộ với 6000 khẩu chủ yếu là dân tộc Kinh và Thái. Trong những năm qua, thu nhập của người dân chủ yếu là từ trồng lúa,  ngô và cây rau màu.

  • Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ xã nhiệm kỳ 2015-2020 về phát triển nông nghiệp, xã đã thử nghiệm chuyển đổi những khu vực canh tác lúa khó khăn về nước tưới, những khu vực có chân ruộng cao sang các mô hình canh tác có hiệu quả kinh tế cao trong đó có cây dược liệu đã được nhân dân trong xã tích cực hưởng ứng, với triển vọng thu nhập khá.

    Noong-Luong-600.jpg

    Ảnh: Người dân  xã Noong Luống thu hoạch cây đương quy.

    Theo đánh giá của Công ty CP Thương mại Dược vật tư y tế Khải Hà thì xã Noong Luống rất có tiềm năng trồng và phát triển cây dược liệu, trong khi đó trồng cây dược liệu quý cho thu nhập cao gấp nhiều lần trồng lúa. Bình quân, 1ha với thời gian chăm sóc từ 9 - 10 tháng, trừ chi phí, cây đương quy có thể cho thu nhập từ 200 - 220 triệu đồng; bạch chỉ từ 160 - 200 triệu đồng. Cũng với thời gian ấy, nếu trồng 2 vụ lúa trừ chi phí thu lãi chỉ khoảng 40 - 52 triệu đồng, mà rất vất vả”. Do vậy, tháng 11 năm 2016, Dự án “ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ phát triển sản xuất, chế biến cây thuốc đương quy và bạch chỉ tại tỉnh Điện Biên”, do Công ty CP Thương mại Dược vật tư y tế Khải Hà làm chủ nhiệm đã đưa vào trồng thí điểm 05 ha cây bạch chỉ, đương quy tại Đội 18, 19 và khu bãi màu Nậm Thanh của xã Noong Luống. Theo đó, công ty đang hỗ trợ phân bón, giống cho người dân và cam kết thu mua sản phẩm với giá cố định là 20.000 đồng/kg đương quy, 10.000 đồng/kg bạch chỉ và năm đầu tiên trồng dược liệu nông dân được hỗ trợ 100% giống, phân bón và hỗ trợ kỹ thuật chăm sóc; được bao tiêu đầu ra. Nếu không may mất mùa, doanh nghiệp sẽ hỗ trợ chi phí sản xuất. Hiện toàn xã có khoảng 18 ha diện tích canh tác lúa khó khăn về nước tưới, và khu vực diện tích có chân ruộng cao.

    Sau một năm thực hiện dự án đến nay đã cho thu hoạch, theo đánh giá của người dân thì “xã Noong Luống rất phù hợp về điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng để phát triển cây dược liệu, cây ít sâu bệnh, dễ canh tác quản lý. Ngay từ vụ thu hoạch đầu tiên, nông dân đã có thu nhập tốt, năng suất cho thu hoạch vượt hơn 20% so với dự kiến, (ước tính cho thu nhập khoảng 220-240 triệu/ha). Cụ thể sau khi trừ chi phí về giống, phân bón, công cày bừa, công làm cỏ... người dân thu lãi từ 150 - 170 triệu đ/ha/năm, cao gấp 2 - 3 lần so với trồng màu, lúa).

    Với hướng đi mới trong phát triển cây dược liệu ở xã Noong Luống, hy vọng rằng, cây dược liệu sẽ mang lại tín hiệu mừng, tạo sinh kế lâu dài cho người dân. Để nhân rộng diện tích trồng cây dược liệu trên địa bàn, thời gian tới, các cấp các ngành trong xã cần tuyên truyền cho người dân có hướng chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên những khu vực đất canh tác lúa khó khăn về nước tưới, những khu vực có chân ruộng cao sang các mô hình canh tác có hiệu quả kinh tế cao, đặc biệt là cây dược liệu. Từ đó, góp phần xóa đói giảm nghèo, nâng cao mức thu nhập, ổn định đời sống cho nhân dân trong xã. 

  • Tác giả: Khánh Huyền - Ban tuyên giáo Huyện ủy huyện Điện Biên
  • Các tin bài khác:
  • Huyện Điện Biên nỗ lực phòng chống ma túy
    Kết quả bước đầu chương trình xây dựng nông thôn mới ở huyện Điện Biên
    Xây dựng Nông thôn mới ở Thanh Xương
    Thực hiện bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế trên địa bàn huyện
    Thanh Yên sẵn sàng chung sức xây dựng nông thôn mới
    Thanh Luông gắn công tác xây dựng Đảng với phát triển kinh tế - xã hội
    Xây dựng nông thôn mới ở Thanh Hưng
    Xây dựng nông thôn mới ở Thanh An
    Chi cục thuế huyện Điện Biên với cuộc vận động “Chung tay cải cách thủ tục hành chính”
    Cần khai thác thế mạnh của Bản du lịch văn hóa cộng đồng
    51-60 of 2081<  1  2  3  4  5  6  7  8  9  10  ...  >
  • Bản đồ hành chính
  • Liên kết Website
  • Chọn liên kết:
  • Thống kê truy cập
  • Tổng truy cập: