• Cải cách thủ tục hành chính
  • Thời gian đăng: 04/08/2017 09:09:05 AM
  • Công cuộc cải cách thủ tục hành chính được bắt đầu thực hiện từ năm 1994 kể từ sau khi Chính phủ ban hành Nghị quyết số 38/CP ngày 04/5/1994. Từ đó đến nay, Chính phủ đã nổ lực thực hiện với nhiều nội dung cải cách đã được thể chế hóa trong các văn bản luật, pháp lệnh, nghị quyết, nghị định của Chính phủ như đăng ký kinh doanh, hộ khẩu, hộ tịch, đầu tư nước ngoài, xuất nhập cảnh, xuất nhập khẩu, thuế, hải quan…Qua đó người dân cũng dễ nhận thấy những thay đổi căn bản trong quá trình thực hiện thủ tục hành chính này.

  • Cải cách thủ tục hành chính là một nội dung của cải cách hành chính, nhưng là nội dung phản ánh rõ nhất mối quan hệ giữa nhà nước và công dân, đồng thời là nội dung có nhiều bức xúc nhất của người dân, doanh nghiệp, cũng như có nhiều yêu cầu đổi mới trong quá trình hội nhập kinh tế. Trong điều kiện nguồn lực còn nhiều khó khăn nên chưa thể cùng một lúc thực hiện được nhiều nội dung cải cách như: cải cách tài chính công, cải cách tiền lương, cải cách tổ chức bộ máy…Thông qua cải cách thủ tục hành chính, chúng ta có thể xác định căn bản các công việc của cơ quan nhà nước với người dân, doanh nghiệp; qua đó có thể xây dựng bộ máy phù hợp và lựa chọn đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức hợp lý, đáp ứng được yêu cầu công việc.

    Cải cách thủ tục hành chính là tiền đề để thực hiện các nội dung cải cách khác như: nâng cao chất lượng thể chế; nâng cao trình độ, thay đổi thói quen, cách làm, nếp nghĩ của cán bộ, công chức, viên chức; phân công, phân cấp thực hiện nhiệm vụ giải quyết công việc của người dân, doanh nghiệp của bộ máy hành chính; thực hiện chính phủ điện tử.

    Cải cách thủ tục hành chính có tác động to lớn đối với việc thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. Thông qua việc cải cách thủ tục hành chính sẽ gỡ bỏ những rào cản về thủ tục hành chính đối với môi trường kinh doanh và đời sống của người dân, giúp cắt giảm chi phí và rủi ro của người dân, doanh nghiệp trong việc thực hiện thủ tục hành chính. Thực tế cho thấy: sau khi tất cả các giải pháp đơn giản hóa thủ tục hành chính được thông qua và triển khai thực hiện đã cắt giảm tối đa chi phí tuân thủ về thủ tục hành chính mà xã hội phải gánh chịu, hàng chục nghìn tỷ đồng chi phí tiết kiệm được sẽ được tái phân bổ vào các hoạt động phục vụ việc đầu tư, tạo việc làm, qua đó góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế - xã hội.

    Việc đơn giản hóa thủ tục hành chính sẽ góp phần nâng cao hình ảnh của Việt Nam nói chung và các bộ, ngành, địa phương nói riêng trước cộng đồng trong nước và quốc tế, nâng cao vị trí xếp hạng của Việt Nam về tính minh bạch, môi trường kinh doanh và năng lực cạnh tranh. Đây là những giá trị vô hình nhưng có tác động to lớn đến việc phát triển kinh tế - xã hội của đất nước cụ thể là có ảnh hưởng tích cực đến việc đầu tư trong và ngoài nước, xuất nhập khẩu, việc làm, an sinh xã hội./.

  • Tác giả: Lưu Hồng Sinh - Đài TT-TH huyện Điện Biên
  • Các tin bài khác:
  • Thủ tướng chỉ rõ '3 tăng cường', '5 đẩy mạnh' trong chuyển đổi số quốc gia, phát triển kinh tế số
    Tắt sóng 2G và Phổ cập điện thoại thông minh
    Lễ hội cầu mưa dân tộc Thái tại bản Liếng, xã Noong Luống
    Tiếp tục tổ chức Show diễn thực cảnh “Huyền tích U Va”
    Hội nghị tổng kết công tác đảm bảo An toàn thực phẩm năm 2023
    Công đoàn NHCSXH tỉnh Điện Biên đồng hành cùng Chương trình “Cặp lá yêu thương”
    Kỳ họp 18 HĐND huyện Điện Biên về chủ trương điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính huyện Điện Biên và thành phố Điện Biên Phủ; sáp nhập xã Thanh Nưa và xã Hua Thanh
    Huyện Điện Biên gặp mặt, động viên các lực lượng tham gia diễu binh, diễu hành kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (07/5/1954 - 07/5/2024)
    Luật Căn cước có hiệu lực từ ngày 01/7/2024
    Luật Căn cước có hiệu lực từ ngày 01/7/2024
    1841-1850 of 2105<  ...  180  181  182  183  184  185  186  187  188  189  ...  >
  • Bản đồ hành chính
  • Liên kết Website
  • Chọn liên kết:
  • Thống kê truy cập
  • Tổng truy cập: