• Cách phòng tránh khói khí độc khi hỏa hoạn
  • Thời gian đăng: 25/09/2020 10:29:29 AM
  • Khói là một trong những lý do chính khiến nhiều người thiệt mạng trong các vụ hỏa hoạn. Cụ thể, rất nhiều khí độc sẽ được sinh ra CO2, CO, amoniac, axit hữu cơ... trong đó, CO2 và CO là nguyên nhân chính gây tử vong. Khi hít phải quá nhiều loại khí này, nạn nhân có thể bị ngộ độc cấp tính. Ngoài ra, các loại khí này cũng khiến cơ thể tiêu hao nhiều thể lực vì thiếu oxy, do đó nạn nhân chết trong các vụ cháy phần nhiều là do cố gắng vùng vẫy trong cơn hoảng loạn, làm cho ngộ độc ập đến nhanh chóng. Vì vậy, để giảm nguy cơ ngộ độc khói khi hỏa hoạn, các cá nhân, gia đình tham khảo một số biện pháp phòng, tránh sau đây:

    1. Chống nhiễm độc khói khi gặp hỏa hoạn

    Việc đầu tiên cần phải làm, đó là giữ bình tĩnh. Hầu hết mọi người khi nhìn thấy khói đều rơi vào trạng thái hoảng loạn, vội vã tìm đường thoát thân mà không biết rằng nguy cơ khói độc rất cao. Hãy xác định vị trí của ngọn lửa, vị trí của nguồn khói.

    Trong trường hợp luồng khói từ trên cao, hoặc ngay trong tầng nơi mình đứng, hãy nhanh chóng di chuyển ra cửa thoát hiểm và chạy thoát xuống các tầng dưới. Đặc biệt, không sử dụng thang máy để thoát hiểm khi tòa nhà xuất hiện cháy.

    Khói xuất phát từ các tầng dưới. Nếu đang ở tầng thấp, có thể tìm cách di chuyển xuống dưới và thoát ra ngoài. Nhưng nếu ở tầng cao, hãy tìm cách di chuyển ngược lên trên tầng thượng, vì di chuyển trong môi trường dày đặc khói quá lâu sẽ khiến bản thân gặp tai nạn trước khi thoát.

    Khi di chuyển, cần xác định hướng gió để chọn góc lánh nạn hợp lý để làm giảm sự ảnh hưởng từ ngọn lửa như sức nóng, khói thổi.... như vậy sẽ có nhiều thời gian để chờ cứu hộ giải cứu.

    2. Phương pháp di chuyển đúng

    Đó là bò, trườn, hoặc cúi thấp. Bởi khói chỉ bốc lên trên và mặt sàn chính là nơi ít khói nhất. Không nên chạy, ngay cả khi vẫn chịu đựng được khói. Bởi khói độc sẽ ảnh hưởng đến cơ thể nhanh hơn. Trước đó, hãy thấm ướt một mảnh vải, khăn mặt, khẩu trang... cuốn quanh mũi và miệng. Đó sẽ trở thành mặt nạ phòng độc, giúp lọc khí và thở dễ dàng hơn.

    Phong-chay-7.jpg(Ảnh: siêu tầm)

    3. Hỗ trợ và sơ cứu những người bị ngạt khói

    Khi nạn nhân có dấu hiệu bị ngạt khói, cần nhanh chóng đưa ra khu vực có khói quá dày đặc. Sau đó, tìm cách làm thông thoáng đường hô hấp bằng cách hô hấp nhân tạo. Nếu bệnh nhân đã ngưng tim, ngưng thở, cần nhanh chóng đưa tới ngay bệnh viện để được thở oxy cao áp nhằm đẩy khí CO ra ngoài. Đối với những loại khí gas, khí độc cần mở hết cửa, bật quạt thổi khói, khí hơi độc ra ngoài và nhanh chóng đi nạn nhân ra xa khỏi vùng khí, khói độc đến chỗ thông thoáng để bệnh nhân được hít thở oxy nhằm tống xuất khí, hơi độc ra ngoài. Bí quyết thoát ra khỏi đám cháy chính là: “bình tĩnh nằm sát đất, trườn bò, che mặt lại và không hít khói” và tuyệt đối không được sử dụng thang máy. Và khi hỏa hoạn hãy nhớ gọi điện cho lực lượng Cảnh sát PCCC theo số 114, đội dân phòng, chính quyền, công an xã gần nhất.

  • Tác giả: Nguyễn Hoài Nam - Trung tâm VH-TT-TH huyện
  • Các tin bài khác:
  • Cuộc thi Thuyết minh viên du lịch
    Hội Cựu chiến binh huyện Điện Biên tổ chức Đại hội lần thứ VI nhiệm kỳ 2017-2022
    Đảng bộ xã Pom Lót huyện Điện Biên trong công tác xây dựng Đảng với phát triển kinh tế - xã hội.
    Tìm kiếm nạn nhân bị lũ cuốn trôi
    HUYỆN ĐIỆN BIÊN TỔ CHỨC DIỄN TẬP CỤM TÁC CHIẾN BIÊN PHÒNG PA THƠM
    Hội thảo lịch sử vũ trang nhân dân huyện Điện Biên giai đoạn 1952-2015
    KHÁNH THÀNH, BÀN GIAO NHÀ TÌNH NGHĨA CHO VỢ LIỆT SỸ
    Mường Pồn nhiều hoạt động “đền ơn đáp nghĩa”
    Ban CHQS huyện Điện Biên thực hiện tốt chính sách hậu phương Quân đội
    HUYỆN ĐIỆN BIÊN BÁN ĐẤU GIÁ QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT
    181-190 of 2105<  ...  14  15  16  17  18  19  20  21  22  23  ...  >
  • Bản đồ hành chính
  • Liên kết Website
  • Chọn liên kết:
  • Thống kê truy cập
  • Tổng truy cập: