• Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa các dân tộc huyện Điện Biên
  • Thời gian đăng: 16/06/2020 09:48:30 AM
  • Việt Nam là một quốc gia đa dân tộc. Trong đó, ngoài dân tộc Kinh, có đến hơn 50 dân tộc thiểu số. Các dân tộc thiểu số có dân số trên 11 triệu người chiếm 13% dân số cả nước. Các dân tộc sống đoàn kết, thân ái, tương trợ lẫn nhau, tạo nên sức mạnh đại đoàn kết và bản sắc đa dạng, phong phú về văn hóa của cộng đồng các dân tộc Việt Nam.

    Huyện Điện Biên có tổng dân số trên 100.000 người, là địa bàn có đông đồng bào dân tộc thiểu số với 08 dân tộc anh em cùng sinh sống . Cùng với xây dựng nông thôn mới, phát triển kinh tế, huyện đã có nhiều biện pháp nhằm để bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa các dân tộc thiểu số trên địa bàn. Nhờ đó, văn hóa các dân tộc ngày càng khởi sắc.

    Thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 khóa VIII về xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Những năm qua, Ủy ban nhân dân huyện Điện Biên đã quan tâm và chỉ đạo sát sao các cấp, các ngành tăng cường nghiên cứu, triển khai biện pháp Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa các dân tộc huyện. Công tác nghiên cứu, sưu tầm, gìn giữ các hiện vật thu hút được sự quan tâm của nhiều tổ chức, cá nhân. Trong đó, Phòng Văn hóa và Thông tin đã có nhiều đóng góp tích cực trong công tác triển khai, thực hiện nhiều đề tài, đề án nghiên cứu để giữ gìn, phát huy bản sắc giá trị văn hóa, ngôn ngữ, chữ viết các dân tộc, khôi phục và phát triển lễ hội truyền thống, góp phần quảng bá, giới thiệu văn hóa các dân tộc huyện Điện Biên đến với bạn bè trong nước và quốc tế.

    Trong những năm qua, huyện đã chỉ đạo các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể chỉ đạo tổ chức các hoạt động văn hóa văn nghệ từ huyện đến các xã. Đội TTLĐ huyện hoạt động  từ 120-130 buổi/ năm, xây dựng các chương trình hoạt động gắn kết nhiệm vụ tuyên truyền chủ trương của Đảng, chính sách Pháp luật của nhà nước , các sự kiện chính trị của TW, tỉnh và huyện  tới nhân dân các dân tộc, đặc biệt là các thôn bản tại các xã vùng sâu vùng xa, xã biên giới như: Mường Lói, Pa Thơm, Na Ư, Mường Pồn….; toàn huyện duy trì trên 400 đội văn nghệ cơ sở  tổ chức giao lưu văn nghệ lồng nghép các hoạt động tuyên truyền, tập huấn từ 1500- 2000 buổi/ năm trong đó tập trung khai thác và duy trì các loại hình văn hóa dân gian truyền thống.

    Nhằm bảo tồn, phát huy, quảng bá nét văn hóa các dân tộc huyện. Từ năm 2012 - 2019 UBND huyện Điện Biên thường xuyên duy trì tổ chức Ngày hội Văn hóa, Thể thao và Du lịch các dân tộc huyện Điện Biên gắn với Lễ hội Thành Bản Phủ, Giao lưu văn hóa dân tộc Mông tạo không khí sôi nổi, thiết thực chào mừng các sự kiện chính trị của địa phương, thu hút đông đảo các xã, các đơn vị kết nghĩa của huyện tham gia với các nội dung phong phú, đặc biệt là các nghi thức dân gian, lễ hội, các môn thể thao dân tộc, các loại hình dân ca, dân vũ, trò chơi dân gian truyền thống tiêu biểu được đưa vào thi đấu, biểu diễn, trình diễn đã góp phần gìn giữ khai thác các di sản văn hóa các dân tộc trên địa bàn huyện đồng thời quảng bá hình ảnh Điện Biên trong hoạt động xúc tiến du lịch, hình thành sản phẩm Du lịch gắn với các hoạt động văn hóa trên địa bàn tỉnh và huyện Điện Biên.

    Huyện đã chỉ đạo cơ quan chuyên môn Phòng VH&TT phối hợp tổ chức và tham gia đạt nhiều kết quả các sự kiện Văn hóa, các hội diễn NTQC, hội thi TTLĐ cấp của Tỉnh, cấp huyện như Lễ hội Hoa Ban, Sự kiện Hoa Anh Đào,  tham gia hội diễn NTQCCNB, TTLĐ cấp tỉnh luôn đạt thành tích cao trong đó  tập trung  khai thác, phục dựng và duy trì tổ chức tốt  các lễ hội truyền thống của một số dân tộc như: Lễ cầu mưa, lễ tra hạt (Dân tộc Khơ mú); Tết té nước (Dân tộc Lào); Lễ cúng dòng họ (Dân tộc Mông); Lễ Xên bản (Dân tộc Thái); Tết Hoa (Dân tộc Cống)….gìn giữ và phát huy các mông thể thao dân tộc (Tù lu, đẩy gậy, ném còn, tó má lẹ…) Nhiều các Di sản văn hóa như “ Lễ tết té nước” dân tộc Lào; điêu múa sạp Khơ Mú, Lễ tết hoa dân tộc Cống, Lễ xên bản dân tộc Thái đã được UBND tỉnh, Sở VHTT&DL lựa chọn tham gia các hoạt động trình diễn, giới thiệu quảng bá về Văn hóa  du lịch tại TW, các tỉnh trong nước .

    Các hoạt động tập huấn, truyền dạy văn hóa dân gian đã được Phòng VH&TT tham mưu cho huyện tổ chức đạt hiệu quả cao. Hàng năm huyện đã tổ chức các lớp tập huấn về Văn nghệ quần chúng, dân ca, dân vũ, múa Lăm vông, múa xòe, múa sạp.. cho lãnh đạo huyện, cán bộ công chức, đội trưởng các đội văn nghệ toàn huyện. Từ năm 2016 -2019 nội dung múa xòe, nhảy sạp, giới thiệu không gian văn hóa, trình diễn Lễ hội đã trở thành nội dung chính đặc sắc, tiêu biểu trong các sự kiện văn hóa của huyện, góp phần  bảo tồn các di sản văn hóa trong cộng đồng các dân tộc Điện Biên.

    Là huyện có 08 dân tộc anh em cùng nhau sinh sống: Thái, Kinh, Mông, Khơ mú, Lào, Tày, Nùng, Cống, nên vốn văn hóa truyền thống còn được lưu giữ tại đây là khá đa dạng, phong phú.

    Qua công tác tiến hành điều tra giai đoạn đầu trên địa bàn huyện, UBND huyện Điện Biên đã phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Điện Biên đưa vào danh mục Di sản và lập hồ sơ khoa học Di sản văn hóa phi vật thể trình UBND tỉnh và đề nghị Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận một số Di sản trên địa bàn huyện Điện Biên là Di sản Văn hóa phi vật thể quốc gia đối với: Lễ hội Thành Bản Phủ; Xên bản, điệu múa xòe cổ (Dân tộc Thái); Lễ tra hạt, lễ cầu mưa (Dân tộc Khơ Mú); Tết Hoa (Dân tộc Cống); Tết té nước (Dân tộc Lào)…

    Trong đó năm 2016 huyện Điện Biên có 02 Di sản được công nhận là Lễ hội Thành Bản Phủ và nghệ thuật Xòe Thái. Năm 2018 tết té nước (Bun huột năm) bản Na Sang 1 – xã Núa Ngam; huyện Điện Biên được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia. Năm 2019 tết Hoa  dân tộc Cống xã Pa Thơm đươc công nhận là di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia.

    Trong những năm qua huyện Điện Biên đã nghiên cứu và phục dựng một số lễ hội truyền thống của các dân tộc như: Lễ cầu mưa, Lễ tra hạt (dân tộc Khơ mú); Xên bản dân tộc Thái đen bản U va; Lễ cúng dòng họ dân tộc Mông….

    Công tác bảo tồn được huyện triển khai thực hiện có hiệu quả. Năm 2018 thực hiện bảo tồn toàn diện 8 loại hình Di sản cho bản văn hóa dân tộc Mông bản Loong Luông (xã Mường Phăng).

    Đến năm 2018 toàn huyện Điện Biên có 02 nghệ nhân được công nhận là Nghệ nhân Ưu tú nắm giữ về lĩnh vực Di sản văn hóa. Năm 2019 đã có thêm 8 Nghệ nhân được công nhận là nghệ nhân ưu tú, như vậy đến nay huyện Điện Biên có 10 Nghệ nhân Ưu tú nắm giữ về lĩnh vực Di sản văn hóa.

    Bao-ton-VH-2020.JPG

    (Đ/c Bùi Hải Bình – Phó CT UBND huyện trao giấy khen cho các tập thể và cá nhân)

    Nhằm đánh giá quá trình triển khai thực hiện, ghi nhận, biểu dương những thành tích, đóng góp của các cá nhân, tập thể trong công tác bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa các dân tộc trên địa bàn huyện. Ngày 09/6/2020, Ủy ban nhân dân huyện đã tổ chức Hội nghị sơ kết 5 năm thực hiện đề án bảo tồn và phát triển văn hóa các dân tộc huyện Điện Biên. Tại Hội nghị Ủy ban nhân dân huyện đã trao Giấy khen cho 06 tập thể và 11 cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác bảo tồn và phát triển văn hóa các dân tộc huyện Điện Biên./.

  • Tác giả: Nguyễn Hoài Nam - Trung tâm VH-TT-TH huyện Điện Biên
  • Các tin bài khác:
  • Chi đoàn Khối HĐND & UBND huyện Điện Biên tổ chức Đại hội Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh lần thứ IV, nhiệm kỳ 2017 - 2019
    Xã Thanh Chăn tổ chức Đại hội thể dục thể thao lần thứ III năm 2017
    Công tác cải cách tư pháp của Tòa án nhân dân huyện Điện Biên
    Huyện Điện Biên khai giảng Lớp bồi dưỡng Quốc phòng - An ninh đối tượng 4, năm 2017
    Xã Mường Nhà huyện Điện Biên với công tác phòng, chống ma túy
    Xã Thanh Luông huyện Điện Biên giao thông nông thôn hoàn thành 90% theo tiêu chí NTM
    Trường THPT Điện Biên đẩy mạnh công tác ôn tập cho học sinh Khối lớp 12
    Đoàn viên thanh niên xã Mường Nhà tiếp cận với nguồn vốn vay ưu đãi
    Xã Mường Phăng có 10/19 tiêu chí đạt chuẩn Nông thôn mới
    Xã Nà Tấu huyện Điện Biên khó khăn trong xây dựng nhà văn hóa
    161-170 of 2080<  ...  12  13  14  15  16  17  18  19  20  21  ...  >
  • Bản đồ hành chính
  • Liên kết Website
  • Chọn liên kết:
  • Thống kê truy cập
  • Tổng truy cập: