• Ban Bí thư Trung ương Đảng phê duyệt Đề án Chuyển đổi số trong các cơ quan đảng
  • Thời gian đăng: 19/02/2025 03:22:54 PM
  • Nhằm đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số trong các cơ quan đảng để nâng cao hiệu lực, hiệu quả trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo và điều hành gắn với cải cách thủ tục hành chính, đổi mới phương thức lãnh đạo, cầm quyền của Đảng. Chuyển đổi số thống nhất, toàn diện trong tất cả các lĩnh vực công tác đảng, trong các cơ quan đảng từ Trung ương tới cơ sở, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội, phù hợp với tình hình thực tiễn của từng cơ quan, đơn vị. Ngày 29/11/2024, Ban Bí thư Trung ương Đảng ban hành Quyết định số 204-QĐ/TW về việc phê duyệt Đề án Chuyển đổi số trong các cơ quan đảng.
  • Đề án Chuyển đổi số trong các cơ quan đảng ban hành kèm theo Quyết định số 204-QĐ/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng (Sau đây gọi tắt là Đề án 204) đã đề ra 4 nhóm quan điểm chỉ đạo, trong đó:

    Chuyển đổi số phải gắn với cải cách hành chính, đổi mới phương thức lãnh đạo, cầm quyền của Đảng, bảo đảm thống nhất, toàn diện trong tất cả các lĩnh vực công tác đảng từ Trung ương đến cơ sở.

    Xây dựng hạ tầng công nghệ thông tin hiện đại, an toàn và đồng bộ trong các cơ quan Đảng, kết nối hiệu quả với hệ thống dữ liệu của cơ quan nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội. Tận dụng tối đa hạ tầng và dữ liệu sẵn có, tránh đầu tư trùng lặp, lãng phí, đảm bảo khai thác hiệu quả các tài nguyên số quốc gia.

    Người đứng đầu cấp ủy Đảng phải chịu trách nhiệm trực tiếp về quá trình chuyển đổi số tại cơ quan, tổ chức, lĩnh vực phụ trách. Cán bộ, đảng viên phải đi đầu, gương mẫu trong ứng dụng công nghệ số.

    Kiện toàn tổ chức bộ máy, nhân sự chuyên trách, đào tạo đội ngũ cán bộ có đủ kỹ năng về công nghệ số để làm chủ các công cụ hiện đại, nâng cao năng suất, sáng tạo và thích ứng với sự thay đổi của thời đại.

    Đề án 204 đã đề ra 6 nhóm mục tiêu cụ thể đối với chuyển đổi số trong các cơ quan đảng giai đoạn từ năm 2025 đến năm 2028 như:

    1. Đối với hạ tầng số:

    + Hoàn thành tái cấu trúc hạ tầng công nghệ thông tin sang hạ tầng số ứng dụng công nghệ điện toán đám mây, có tính dự phòng cao, đáp ứng tiêu chuẩn Việt Nam và quốc tế.

    + 100% các cơ quan đảng 4 cấp từ Trung ương đến cơ sở được trang bị thiết bị hiện đại, đồng bộ, đáp ứng yêu cầu sử dụng, bảo đảm an toàn, an ninh thông tin.

    + Đường truyền kết nối thông suốt từ Trung ương tới cơ sở, bảo đảm băng thông đáp ứng yêu cầu nghiệp vụ, kết nối liên thông với các cơ quan nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội.

    + 100% cán bộ trong các cơ quan đảng được trang bị chữ ký số theo quy định.

    2Đối với ứng dụng số:

    + Quý 1/2025, hoàn thành các ứng dụng số phục vụ đại hội đảng các cấp.

    + Năm 2027, triển khai hoàn thành 70% các ứng dụng số.

    + Năm 2028, triển khai hoàn thành 100% các ứng dụng số.

    3Đối với dữ liệu số:

    Năm 2025, dữ liệu đã số hoá được làm sạch và được sử dụng thường xuyên.

    - 100% các hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu của các cơ quan đảng được đánh giá, bảo đảm an toàn thông tin theo cấp độ.

    - 100% người sử dụng truy cập vào hệ sinh thái các hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu của Đảng có định danh số và xác thực tập trung, thống nhất.

    - 100% thông tin về tổ chức bộ máy, biên chế, hồ sơ đảng viên, cán bộ, công chức, viên chức được số hoá và thực hiện trên môi trường số.

    - 100% các vụ việc, khiếu nại tố cáo, dấu hiệu vi phạm của cán bộ, công chức, đảng viên được quản lý trên môi trường số.

    - 100% nội dung công tác tuyên giáo được thực hiện trên môi trường số; thông tin, dữ liệu, văn bản về các lĩnh vực trong công tác tuyên giáo được cung cấp chính thức, kịp thời.

    - 100% đơn, thư, khiếu nại tố cáo được thực hiện trên môi trường số.

    - 100% thông tin chung về công tác dân vận được số hoá và thực hiện trên môi trường số.

    - 100% các yêu cầu thông tin, số liệu về kinh tế - xã hội phục vụ công tác tham mưu, thẩm định được thực hiện tổng hợp, phân tích và khai thác qua môi trường số.

    - 100% thông tin tuyên truyền đối ngoại được số hoá và thực hiện trên môi trường số.

    - 100% văn bản không mật được ký số, gửi, nhận, xử lý trên môi trường số và có thể xử lý trên thiết bị di động, mọi lúc, mọi nơi.

    - 100% công tác tổng hợp, báo cáo được thực hiện trên môi trường số.

    - 100% hồ sơ, tài liệu không mật, hướng tới tất cả các tài liệu mật, tối mật của Đảng được số hoá và quản lý, sử dụng trên môi trường số.

    - 100% thông tin về sức khoẻ của cán bộ (từ cấp thứ trưởng và tương đương trở xuống) được số hoá và quản lý, sử dụng trên môi trường số.

    - 100% hệ thống thông tin trên toàn hệ thống phục vụ công tác nghiên cứu, đào tạo, bồi dưỡng về lý luận chính trị của Đảng được xây dựng, cập nhật dữ liệu thường xuyên và có thể kết nối, tích hợp, chia sẻ thông tin qua nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu.

    4. Công tác nghiệp vụ của các cơ quan, đơn vị sự nghiệp của Trung ương Đảng được triển khai trên môi trường số.

    5. Công tác nghiệp vụ của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam được thực hiện trên môi trường số để nắm bắt tình hình nhân dân; hỗ trợ công tác giám sát; đánh giá sự hài lòng của người dân; hỗ trợ các hoạt động cứu trợ, an sinh xã hội; tăng cường tương tác, nâng cao hiệu quả hoạt động tập hợp nhân dân, phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, thực hiện dân chủ, tạo đồng thuận xã hội; tăng cường giám sát, phản biện xã hội;...

    6. Phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu thực hiện chuyển đổi số trong các cơ quan đảng.

    Đề án 204 đã đề ra 9 nhóm nhiệm vụ và giải pháp, trong đó:

    Hoàn thiện cơ chế, chính sáchBan hành các quy định, tiêu chuẩn kỹ thuật phục vụ chuyển đổi số trong các cơ quan Đảng.Xây dựng cơ chế chia sẻ dữ liệu liên thông giữa các cơ quan Đảng, Chính phủ, Mặt trận Tổ quốc và tổ chức chính trị - xã hội.Đơn giản hóa thủ tục hành chính, hướng tới "văn phòng không giấy tờ".

    Phát triển hạ tầng sốXây dựng Trung tâm dữ liệu của Đảng tại Trung tâm Dữ liệu Quốc gia, kết nối an toàn với hạ tầng CNTT hiện có.Chuyển đổi hạ tầng công nghệ thông tin sang nền tảng điện toán đám mây.Triển khai mạng truyền số liệu chuyên dùng từ Trung ương đến địa phương, đảm bảo băng thông rộng, tốc độ cao, bảo mật tốt.

    Ứng dụng công nghệ số vào công tác Đảng: Xây dựng hệ thống thông tin phục vụ đại hội Đảng, họp trực tuyến, quản lý tài chính, quản lý văn bản, theo dõi thực hiện nghị quyết.100% đơn thư, khiếu nại tố cáo, hồ sơ nhân sự, khen thưởng được số hóa. Ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) để hỗ trợ công tác phân tích dữ liệu và ra quyết định.

    Đảm bảo an toàn, an ninh thông tin: 100% hệ thống thông tin của Đảng được đánh giá mức độ an toàn theo tiêu chuẩn. Triển khai nền tảng giám sát an ninh mạng đồng bộ với hệ thống của Chính phủ. Áp dụng xác thực điện tử, chữ ký số và mã hóa dữ liệu để đảm bảo bảo mật tuyệt đối.

    Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực: Kiện toàn Cục Chuyển đổi số - Cơ yếu, trực thuộc Văn phòng Trung ương Đảng. Đào tạo kỹ năng số cho cán bộ, công chức, viên chức, đảm bảo làm chủ công nghệ hiện đại. Chính sách ưu đãi và tuyển dụng nhân tài trong lĩnh vực công nghệ thông tin phục vụ công tác Đảng.

    Đẩy mạnh tuyên truyền và nâng cao nhận thức: Phổ biến chủ trương, nghị quyết về chuyển đổi số đến toàn thể cán bộ, đảng viên. Tăng cường tuyên truyền trên môi trường số, hướng dẫn sử dụng các nền tảng công nghệ mới.

    Để tổ chức triển khai thực hiện đảm bảo Đề án, Ban Bí thư Trung ương Đảng đã giao nhiệm vụ cụ thể, chi tiết cho Ban Chỉ đạo Chuyển đổi số, các cơ quan Đảng, … và các địa phương. Trong đó Ban Chỉ đạo Chuyển đổi số trong các cơ quan Đảngchỉ đạo triển khai, theo dõi và kiểm tra thực hiện Đề án; Văn phòng Trung ương Đảng là cơ quan thường trực, hướng dẫn thực hiện và giám sát chuyển đổi số; Các Tỉnh ủy, Thành ủy xây dựng kế hoạch triển khai, bảo đảm kinh phí và nhân lực.

  • Tác giả: Nguyễn Nam
  • Các tin bài khác:
  • Đồng bào DTTS huyện Điện Biên góp phần giữ vững an ninh biên giới
    Hiệu quả từ cụm liên kết ANTT ở huyện Điện Biên
    Bộ đội biên phòng tỉnh: Phối hợp với các lực lượng bảo vệ an ninh biên giới
    Huyện Điện Biên xây dựng lực lượng DQTV và DBĐV vững mạnh toàn diện
    Tăng cường phổ biến, giáo dục pháp luật cho cán bộ, nhân dân vùng biên giới
    Huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên: Gắn phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn với chuyển giao tiến bộ khoa học - kỹ thuật
    Hội nghị trao đổi kinh nghiệm hoạt động của Hội đồng nhân dân 2 cấp tỉnh - huyện lần thứ 4, nhiệm kỳ 2011-2016
    Mời họp triển khai, xây dựng, áp dụng Hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn Quốc gia ISO:9001-2008
    Nhiều khó khăn cần tháo gỡ
    Gần 3.600 người chết vì tai nạn giao thông trong 5 tháng
    31-40 of 2120<  1  2  3  4  5  6  7  8  9  10  ...  >
  • Bản đồ hành chính
  • Liên kết Website
  • Chọn liên kết:
  • Thống kê truy cập
  • Tổng truy cập: